Nâng cao hệ miễn dịch giúp chống lão hoá tại Bệnh viện Quốc tế DNA

Ngày 8/12 vừa qua, tại Hội nghị khoa học Tế bào gốc 2023 lần thứ 12, BS Phan Thanh Hào - Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Quốc tế DNA đã chia sẻ: “muốn chậm lão hóa, trẻ lâu thì trước hết phải giữ cho bản thân có một hệ miễn dịch tốt, để không bị bệnh”.

Cơ thể của con người đã bắt đầu quá trình lão hóa từ sau 40 tuổi, độ tuổi càng lớn thì quá trình này diễn ra càng nhanh. Lão hóa sẽ khiến cơ thể con người giảm khả năng chống chọi với stress, mất dần cân bằng nội môi và tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Đây là vấn đề được hầu hết mọi người quan tâm và tìm giải pháp để hạn chế quá trình lão hóa của bản thân. Lão hoá liên quan nhiều nhóm bệnh về cơ xương khớp, thần kinh, tim mạch, bệnh chuyển hoá như tiểu đường, mỡ máu, béo phì, hay nhóm bệnh ung thư.

BS Phan Thanh Hào - Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Quốc tế DNA chia sẻ “muốn chậm lão hóa, trẻ lâu thì trước hết phải giữ cho bản thân có một hệ miễn dịch tốt, để không bị bệnh”. Hệ miễn dịch của mỗi người có yếu tố chống viêm và gây viêm. Quá trình viêm thường diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, mạn tính và toàn thân từ đó gây tổn thương, hư hỏng tế bào và tác động gây ra các bệnh lý.

Do vậy, muốn có hệ miễn dịch tốt phải lắng nghe cơ thể mình, có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp... Ngoài ra, cần phải tầm soát khám bệnh định kỳ. Để giải quyết các bệnh lý lão hoá có nhiều cách để tiếp cận, trong đó tế bào gốc có thể được xem như là một phương pháp hữu hiệu bởi vì tế bào gốc có chức năng chống viêm, chức năng điều hòa miễn dịch và chức năng tái tạo.

1-1702205926.png

BS Phan Thanh Hào báo cáo đề tài nghiên cứu trong Hội nghị khoa học Tế bào gốc 2023

Báo cáo tại Hội nghị khoa học Tế bào gốc 2023, trong chuyên mục “Tiềm năng ứng dụng của Tế bào và Tế bào gốc”, BS Phan Thanh Hào đã trình bày về kết quả nghiên cứu của đề tài “Chống lão hoá sử dụng tế bào gốc trung mô bằng mô mỡ tự thân để điều trị lão hoá viêm” do nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Quốc tế DNA thực hiện. Đây là đề tài được Bộ Y tế cho phép thực hiện nghiên cứu trên cơ sở tập trung vào phương pháp ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân ở bệnh nhân viêm cấp độ thấp liên quan đến lão hoá đối với Cytokine tiền viêm và Cytokine chống viêm còn gọi lão hoá liên quan hệ miễn dịch. Đây là mô mỡ tự thân của những người có vấn đề lão hoá viêm để nuôi cấy, truyền tế bào gốc lại cho chính người đó. Sau khi truyền tế bào gốc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các kết quả về sự an toàn và những tác động liên quan. Theo đó, tất cả các bệnh nhân đều khỏe mạnh bình thường, không có bất kỳ biến cố nào.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên 12 tình nguyện viên từ 40 tới 64 tuổi, gồm 7 nam 5 nữ, với sự đánh giá độc lập từ đơn vị có chức năng để đảm bảo tính khách quan và khoa học. Kết quả bước đầu cho thấy sau khi được truyền tế bào gốc 12 bệnh nhân đều an toàn, các yếu tố gây viêm giảm hẳn, da bệnh nhân hồng hào, ngủ ngon, tinh thần thoải mái.

Bộ Y tế đã duyệt thông qua giai đoạn 1 và đã đồng ý cho Bệnh viện Quốc tế DNA nghiên cứu mở rộng tiếp trên 60 người. Bệnh viện này dự kiến sẽ báo cáo kết quả với Bộ Y tế vào đầu năm 2024.

22-1702206533.jpg

PGS.TS.BS Trần Công Toại, chủ tịch Hội Tế bào gốc TP.HCM phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.BS Trần Công Toại, chủ tịch Hội Tế bào gốc TP.HCM, cho biết: "Với khả năng đặc biệt của mình, tế bào gốc đã mở ra một thế giới mới về điều trị bệnh, y học tái tạo. Chúng ta đã chứng kiến những bước tiến đáng kinh ngạc trong việc ứng dụng tế bào gốc để chữa trị nhiều loại bệnh lý, từ các bệnh lý ung thư cho đến các vấn đề về tim mạch và thậm chí là lão hóa".

33-1702206566.jpg

Hội nghị khoa học Tế bào gốc 2023 lần thứ 12 tổ chức tại TP. HCM ngày 08-12-2023

Việc nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong chống lão hoá rất quan trọng, chính vì vậy, cũng ngay trong Hội nghị khoa học này, Hội Tế bào gốc TP. HCM cũng đã ra mắt Chi hội Chống lão hoá TP. HCM cùng với nhiều báo cáo khoa học có giá trị.

Link nội dung: https://chuyendongthitruong.vn/nang-cao-he-mien-dich-giup-chong-lao-hoa-tai-benh-vien-quoc-te-dna-200436.html