4 sai lầm khi sơ chế và nấu tôm nhiều người mắc phải

(Tieudung.vn) - Sơ chế và nấu tôm sai cách không chỉ mất dinh dưỡng mà thậm chí còn gây ngộ độc.

Không tận dụng vỏ và đầu tôm

4 sai lầm khi sơ chế và nấu tôm nhiều người mắc phải

Không nên bỏ đầu tôm đi đâu bạn nhé.

Đầu và vỏ tôm tuy không chứa nhiều canxi như ta vẫn nghĩ nhưng nó lại giúp giữ được hương vị món tôm sau khi chế biến nhất và giữ lại vẹn nguyên chất dinh dưỡng có trong tôm. Vì vậy, khi nấu hãy giữ lại phần vỏ và đầu tôm để món ăn có vị ngọt, thơm hơn nhé. Ngoài ra, nếu món ăn không cần dùng đến phần đầu, cũng hãy tận dụng nó cho một món canh khác (canh bầu, canh bí hoặc canh mướp) cũng rất ngon đấy. Bạn chỉ cần làm sạch phân tôm trong phần đầu, đem xay nhuyễn đầu, râu tôm, lọc lấy nước và nấu như nấu canh cua, bạn sẽ có một món canh tôm vừa ngon lành, bổ dưỡng lại rất tiết kiệm.

Tuy nhiên, với những người đang bị ho hoặc có bệnh về phế quản thì không nên ăn phần vỏ này vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh ho nặng hơn.

Nấu tôm quá kỹ

Nhiều người cho rằng nếu luộc hoặc xào thì nấu tôm càng kỹ càng mềm, ngon hơn. Thế nhưng việc làm này lại rất phản tác dụng, bởi nó sẽ làm mất đi dưỡng chất trong tôm, hơn nữa còn khiến thịt bị cứng, dai, kém hấp dẫn hơn nhiều. 

Khi nấu tôm hãy chú ý nấu chín vừa tới, để giữ nguyên hương vị ngon ngọt của món ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối đa. Tùy từng phương pháp chế biến mà sẽ cần thời gian khác nhau để tôm đạt đủ độ chín. Có một cách chung để biết tôm đã chín chưa đó là quan sát thấy thịt tôm đã chuyển màu hồng nhạt pha trắng là được.

Ăn tôm tái, sống

Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.

Do vậy, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ. Vì trong tôm có chứa vi khuẩn Vibro parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao.

Ăn cùng rau, củ, quả giàu Vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu Vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu Vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì Vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

Đặc biệt không nên uống Vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thể gây chết người.

Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu Vitamin C khoảng sau 4 giờ.

Link nội dung: https://chuyendongthitruong.vn/4-sai-lam-khi-so-che-va-nau-tom-nhieu-nguoi-mac-phai-53148.html