Tạp chí TIME vừa công bố danh sách 100 tiểu thuyết giả tưởng hay nhất mọi thời đại, xếp theo năm xuất bản từ thế kỷ 9 đến nay.
Tác phẩm giả tưởng đầu tiên được xuất hiện trong danh sách này là Nghìn lẻ một đêm, tuyển tập những truyện cổ tích độc đáo của văn học Ả Rập. Tiếp theo đó là câu chuyện về vua Arthur, Hiệp sĩ bàn tròn và chiếc chén thánh được xuất bản vào thế kỷ 15 mang tên Le Morte d’Arthur.
Hai cuốn sách Alice ở xứ sở thần tiên và Alice ở xứ sở trong gương của Lewis Carroll cũng góp mặt trong danh sách. Tiếp sau đó là tác phẩm nổi tiếng của E.Nesbit Năm đứa trẻ và nó, câu chuyện về cô bảo mẫu Mary Poppins của P.L.Travers, tập truyện thứ ba trong series Phù thủy xứ Oz của L.Frank Baum.Phải đến thế kỷ 19, 20, văn học giả tưởng mới thực sự nở rộ và xuất hiện nhiều tác phẩm kinh điển được bạn đọc yêu mến.
Nói đến dòng sách giả tưởng, không thể không nhắc đến hai series kinh điển là Biên niên sử xứ Narnia và Chúa tể những chiếc nhẫn.
Hai tập sách Sư tử, phù thủy và cái tủ áo và Trên con tàu hướng tới bình minh của C.S. Lewis và trọn bộ Đoàn hộ nhẫn, Hai tòa tháp, Nhà vua trở về đều được nhắc đến trong danh sách.
Nhà văn nổi tiếng người Anh Roald Dahl cũng có hai tác phẩm góp mặt là James và quả đào khổng lồ cùng Sophie và tên khổng lồ. Một nhà văn giả tưởng Anh khác là Diana Wynne Jones cũng xuất hiện hai lần bên cạnh các cuốn Lâu đài bay của pháp sư Howl và Chín mạng sống của Christopher Chant.
Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, hàng loạt bộ truyện dài tập xuất hiện. Một điểm đặc biệt là không có bộ sách nào xuất hiện đủ các tập trong danh sách.
Harry Potter góp mặt tập 3 Tên tù nhân ngục Azkaban và tập 6 Hoàng tử lai. Trò chơi vương quyền góp tập 3 - khi dịch ở Việt Nam được chia thành 3 tập là: Sự trở lại của ngoại nhân, Nước mắt sói tuyết và Tử hôn. Vật chất tối của ngài của Philip Pullman có tập 1 Bắc cực quang và tập 2 Con dao kỳ ảo…
Một vài tác phẩm độc lập khác quen thuộc với độc giả Việt Nam có thể kể đến như Nếp gấp thời gian của Madeleine L'Engle, Trạm thu phí quái lạ của Norton Juster, Đồi thỏ của Richard Adams, Trường ca Achilles của Madeline Miller, Đồng hồ xương của David Mitchell, Người khổng lồ ngủ quên của Kazuo Ishiguro...
Trong list sách 100 tác phẩm này, tổng cộng có 35 cuốn đã được dịch và phát hành tại Việt Nam, phần lớn trong số đó là thuộc về giai đoạn thế kỷ 19 và 20.
Ba nhà văn có tên được xuất hiện ba lần gồm J.R.R Tolkien với bộ ba Chúa tể những chiếc nhẫn; Neil Gaiman với Neverwhere, American Gods và Good Omens (viết chung với Terry Prachett); N.K. Jemisin với The Hundred Thousand Kingdoms, The Fifth Season và The Stone Sky.
Ba nhà văn xuất hiện ba lần trong top 100 (từ trái qua phải): J.R.R Tolkien, Neil Gaiman và N.K. Jemisin.
Sau đó, từ 250 đề cử, họ xếp hạng trên các thang điểm. Cuối cùng, các biên tập viên của TIME xem xét từng tác phẩm lọt vào vòng chung kết dựa trên các yếu tố chính.Theo ban biên tập TIME, để có được danh sách này, từ năm 2019, họ đã mời một nhóm tác giả sách fantasy hàng đầu gồm Tomi Adeyemi, Cassandra Clare, Diana Gabaldon, Neil Gaiman, Marlon James, N.K. Jemisin, George R.R. Martin và Sabaa Tahir cùng ban biên tập đề cử những cuốn sách hay nhất của thể loại này. Trong đó, các tác giả không đề cử tác phẩm của chính họ.
Đó là tính độc đáo, tham vọng, tính nghệ thuật, sự đón nhận của giới phê bình và công chúng cũng như mức độ ảnh hưởng đến thể loại giả tưởng nói chung và văn học nói riêng.