1. Lãi suất của đơn vị trả góp
Lãi suất là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên khi lựa chọn các đơn vị trả góp. Thông thường lãi suất khi trả góp sẽ được tính dựa trên nợ gốc ban đầu, sau đó tổng tiền sẽ được chia ra để bạn thanh toán cố định mỗi tháng và không phát sinh thêm chi phí nào khác. Nắm được lãi suất bạn sẽ dễ dàng chọn được đơn vị phù hợp, đồng thời không bị chênh lệch quá nhiều chi phí so với việc thanh toán trả thẳng.
Các mức lãi suất cũng sẽ khác nhau đối với từng kỳ hạn trả góp. Chẳng hạn kỳ hạn trả góp 3 tháng sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng. Ngoài ra một số đơn vị nếu cung cấp phương thức trả góp có yêu cầu trả trước thì mức lãi suất cũng có thể thay đổi theo khoản trả trước ban đầu. Do đó bạn cũng nên kiểm tra đầy đủ để chọn được phương án phù hợp với tình hình tài chính nhất.
2. Các loại phí kèm theo
Khi mua trả góp, các loại phí đi kèm cũng là một yếu tố quan trọng cần được lưu ý và đánh giá kỹ càng. Những loại phí này có thể bao gồm:
- Phí xử lý hồ sơ là phí mà các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thu khi bạn đăng ký vay tiền. Phí này có thể được tính theo tỷ lệ cố định hoặc phương thức tính phí dựa trên tổng số tiền vay.
- Phí bảo hiểm là một khoản phí áp dụng khi bạn muốn đảm bảo việc thanh toán các khoản trả góp trong trường hợp bạn mất việc làm, hoặc bị thương tật. Phí này có thể được tính theo tỷ lệ hoặc dựa trên giá trị của khoản vay.
- Phí quản lý hợp đồng là khoản phí được thu để quản lý hợp đồng và các khoản góp hàng tháng. Phí này có thể ở mức cố định hoặc tính theo tỷ lệ dựa trên tổng số tiền được vay.
- Phí nền tảng là loại phí có thể xuất hiện khi bạn trả góp thông qua các ứng dụng mua trước trả sau. Phí nền tảng thường sẽ chỉ được tính một lần duy nhất và thường giao động trong mức 1% đến 3% trên tổng giá trị giao dịch tùy vào ứng dụng.
- Phí trễ hạn thanh toán là loại phí khi bạn nộp tiền cho khoản trả góp trễ so với ngày được thông báo. Một số đơn vị sẽ có mức phí trễ hạn cố định, một số đơn vị sẽ có thêm lãi suất trên số ngày mà bạn trễ hạn.
- Việc xác định rõ các khoản phí sẽ giúp bạn tránh được những trường hợp phát sinh không mong muốn. Chẳng hạn lãi suất thấp nhưng quá nhiều loại phí kèm theo, khiến tổng khoản trả góp chênh lệch nhiều với dự tính ban đầu của bạn.
3. Làm sao để theo dõi khoản trả góp?
Thông thường khi trả góp bạn sẽ nhận được thông báo thanh toán mỗi tháng qua tin nhắn điện thoại hoặc email cá nhân. Tuy nhiên đối với kỳ hạn trả góp dài như 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng hoặc hơn thì sẽ khó để bạn theo dõi mình đã thanh toán được bao nhiêu kỳ, còn bao nhiêu kỳ nữa để tính toán dòng tiền chi tiêu sắp tới. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ khó nắm được mình đã thanh toán khoản trả góp tháng này hay chưa vì một số đơn vị sẽ không thông báo được ngay khoản tiền của bạn đã thanh toán thành công hay chưa. Một số người dùng đã chủ động ghi chú hàng tháng qua sổ tay cá nhân hay ứng dụng ghi chú ngay tại điện thoại.
Một số ứng dụng mua trước trả sau cũng đã cải thiện vấn đề này bằng cách tích hợp mọi thứ liên quan đến tiến trình thanh toán bao gồm cả hiển thị lịch sử giao dịch để người dùng thuận tiện hơn khi sử dụng ứng dụng. Điển hình như tại ứng dụng Kredivo Việt Nam, các khoản trả sau hay trả góp bạn đã thực hiện sẽ hiển thị ngay tại mục Lịch sử giao dịch. Tại đây bạn sẽ thấy được số tiền cần thanh toán ở kỳ tiếp theo, ngày đến hạn thanh toán cũng như số kỳ bạn đã thanh toán và số kỳ còn đang diễn ra. Bên cạnh đó khi cần thanh toán khoản trả góp tại ứng dụng Kredivo, bạn chỉ cần vào mục giao dịch và chọn khoản cần thanh toán để được kết nối ngay với phương thức phù hợp với bạn. Chẳng hạn nếu bạn muốn chuyển khoản, Kredivo sẽ hiển thị số tài khoản, số tiền và nội dung để bạn sao chép dễ dàng vào ứng dụng ngân hàng bạn đang sử dụng.
4. Có bao nhiêu kỳ hạn trả góp được cung cấp
Kỳ hạn trả góp càng đa dạng sẽ giúp bạn linh hoạt được dòng tiền nhiều hơn. Chẳng hạn với những đơn vị có kỳ hạn trả góp lên đến 12 tháng hay 24 tháng sẽ giúp bạn sở hữu các sản phẩm giá trị cao với chi phí thanh toán mỗi kỳ nhẹ hơn, phù hợp với khả năng tài chính của bạn hơn.
Một số đơn vị trả góp sẽ dựa trên giá trị của sản phẩm để cung cấp cho bạn kỳ hạn thanh toán phù hợp. Một số đơn vị thì có kỳ hạn cố định, như nhau cho mọi sản phẩm. Do đó bạn hãy tìm hiểu trước để tối ưu được chi tiêu của mình khi mua sắm sản phẩm cần thiết với phương thức thanh toán này.
5. Phải trả trước bao nhiêu khi trả góp
Thông thường, mức trả trước khi trả góp thường dao động từ 30% đến 50% giá trị sản phẩm. Do đó bạn cũng cần chuẩn bị trước một số tiền để sở hữu được sản phẩm. Một số đơn vị trả góp sẽ có hình thức trả trước 0 đồng, tức bạn không cần trả trước bất kỳ chi phí nào để sở hữu sản phẩm. Toàn bộ số tiền mua sản phẩm sẽ được chia đều ra các kỳ mà bạn đã chọn. Với hình thức trả trước 0 đồng này, bạn sẽ linh hoạt được dòng tiền nhiều hơn khi không cần chuẩn bị sẵn tiền để sở hữu các sản phẩm đang cần gấp.
Một trong những ứng dụng mua trước trả sau có hình thức trả trước 0 đồng nổi bật hiện nay phải kể đến là Kredivo. Thông qua ứng dụng Kredivo, bạn có thể trả góp mọi sản phẩm tại các đối tác của Kredivo với kỳ hạn từ 3 tháng cho đến 12 tháng mà không cần thanh toán trước bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra các sản phẩm mà bạn có thể thanh toán qua Kredivo cũng rất đa dạng, từ các sản phẩm công nghệ giá trị cao cho đến các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo, giày dép cho đến vé máy bay, phòng khách sạn.
Khi quyết định trả góp, bạn nên tìm hiểu và so sánh các đơn vị để chọn được nơi cung cấp dịch vụ phù hợp với bạn. Không chỉ về mặt lãi suất, các loại phí mà còn các vấn đề khác ảnh hưởng đến quá trình sử dụng dịch vụ của bạn. Mong rằng bạn đã có được các thông tin cần thiết để chọn được đơn vị phù hợp.