Trong cuộc sống, màu sắc không đơn giản chỉ để trang trí, làm đẹp, nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa, công năng khác. Cuốn Ứng dụng màu sắc thay đổi cuộc sống (Karen Haller) sẽ giúp độc giả hiểu được phần nào cách sử dụng sức mạnh của màu sắc để thúc đẩy sự tự tin và thể hiện bản thân nhiều hơn.
Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần nội dung cuốn sách.
Một trong những cách đơn giản nhất để trở nên lưu tâm hơn đến sự hòa hợp tông màu và cách sử dụng chúng khi kết hợp màu với nhau là điều chỉnh phản ứng của các giác quan đối với những màu sắc bạn đã chọn.
Năm lý do khiến phối màu thất bại
1. Luôn có sắc màu không ai muốn nói tới. Bạn có biết rằng ai cũng có những trở ngại với màu sắc không? Ý tôi là tất cả chúng ta đều có sự cưỡng lại một hoặc nhiều màu sắc nhất định.
Điều này là bình thường. Kể cả bạn là người làm việc cùng màu sắc đi chăng nữa, bạn sẽ vẫn có trở ngại với màu sắc. Một người thiết kế nội thất tôi biết đã nói rằng cô ấy sẽ không bao giờ để khách hàng sử dụng màu đỏ.
Cô ta không thích màu đó nên khách hàng cũng sẽ không thể có nó. Bất kể rằng màu đó có thể chính là màu khiến khách hàng vui vẻ!
Việc sử dụng nhiều tông màu khác nhau dễ dẫn đến sai lầm. Ảnh: CurbedLA.
Câu hỏi cần phải đặt ra bản thân là: Bạn muốn thấy hành vi nào? Chúng ta không thể thấy tâm trạng nhưng chúng ta có thể thấy hành vi. Phiên bản thư thái của bạn có thể không giống như phiên bản của tôi hay của những người bạn khác; ví dụ bạn chỉ có thể thư giãn khi xem tivi, nhưng tôi lại thích sự yên lặng.2. Chúng ta tập trung vào việc tạo ra tâm trạng hơn là tác động lên hành vi. Màu sắc luôn tạo ra tâm trạng, nhưng những gì chúng ta đang tìm kiếm là tác động của nó lên cách cư xử của chúng ta.
Chúng ta đều có phiên bản thư giãn của chính mình. Khi hiểu hành vi bạn muốn thấy, bạn có thể lựa chọn màu sắc hỗ trợ cho nó.
3. Chúng ta hiểu nhầm sự quan trọng của bối cảnh. Bối cảnh sử dụng màu sắc có thể thay đổi cách nhìn nhận về nó. Hãy nhớ rằng tất cả màu sắc đều có những khía cạnh tâm lý tích cực và bất lợi, và việc có thể cảm nhận được khía cạnh nào sẽ được quyết định phần lớn bởi bối cảnh mà ta nhìn thấy màu sắc đó.
Nếu sử dụng màu sắc không phù hợp với khung cảnh, bạn sẽ tạo ra những hành vi không mong đợi. Màu đỏ là ví dụ rất tốt về việc bối cảnh quyết định cách chúng ta nhận thức màu sắc. Ví dụ như dùng màu đỏ trong phòng ngủ của người lớn sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với màu đỏ trong phòng ngủ của trẻ em.
4. Không khai thác được sức mạnh tiềm ẩn của màu sắc. Bạn đã biết rằng mỗi sắc, mỗi tông, mỗi màu đều có tác động về mặt cảm xúc. Bất kể bạn dùng màu gì và kết hợp ra sao, chúng đều sẽ tạo ra một sự phản hồi.
Khi bạn nghĩ về việc mình sử dụng màu nào, chính là bạn đang muốn tạo ra phản hồi tích cực. Hãy nghĩ về những yếu tố tâm lý học của từng màu sắc mà chúng ta đã biết để khai thác sức mạnh cảm xúc của chúng.
5. Cách phối màu của chúng ta không hòa hợp về tông màu. Khi sử dụng màu sắc không hòa hợp, chúng ta tạo ra những cách phối màu khiến bản thân cảm thấy lo lắng và không thoải mái.
Một trong những cách đơn giản nhất để trở nên lưu tâm hơn đến sự hòa hợp tông màu và cách sử dụng chúng khi kết hợp màu với nhau là điều chỉnh phản ứng của các giác quan đối với những màu sắc bạn đã chọn như chúng ta đã đọc ở Chương 3.
Công cụ khám phá màu sắc
Như chúng ta vừa đọc, mỗi người đều có trở ngại màu sắc. Dưới đây là công cụ phân tích đơn giản giúp bạn hiểu rõ được bất cứ sự kháng cự màu sắc nào bạn có khi trang trí nhà cửa.
Bước 1: Xác định màu hoặc các màu bạn cảm thấy sợ hoặc không muốn tiếp cận. Ghi lại chính xác tông màu vì điều này sẽ là chìa khóa cho sự kháng cự của bạn.
Ví dụ, có thể bạn thích màu xanh lục, nhưng lại cảm thấy khó chịu với màu xanh thủy tinh đậm, hoặc bạn hoàn toàn từ chối tất cả các sắc vàng.
Bước 2: Xác định nguồn gốc của nỗi sợ hay sự trở ngại. Nhìn vào điểm khởi nguồn của nỗi sợ hoặc trở ngại. Như bạn đã biết, những ký ức màu sắc của chúng ta có thể có một tác động lâu dài lên cách chúng ta phản ứng với màu sắc.
Bạn có thể không thích màu xanh thủy tinh đậm bởi vì nó gợi cho bạn nhớ đến màu đồng phục ở trường, và bạn thì không thích đi học lắm.
Bạn có thể cảm thấy không thoải mái với màu vàng, vì nó khiến bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu. Hoặc bạn có thể tránh màu đỏ bởi nó quá mạnh và bạn cảm thấy mình mất bình tĩnh nhanh hơn.
Bước 3: Một khi bạn đã xác định được sự kháng cự màu sắc của mình đến từ đâu, nỗi sợ hãi của bạn bắt đầu được nhấc bỏ. Thường thì sự nhận thức về kháng cự màu sắc là tất cả những gì bạn cần để gỡ bỏ chướng ngại đối với màu sắc đó.
Giai đoạn này không thể gấp gáp được. Bạn có thể nhận ra và có thể buông bỏ được sự kháng cự ngay lập tức. Cũng có khi sẽ mất vài ngày hoặc vài tuần. Vượt qua được những trở ngại có thể giúp chúng ta xác định lại những màu sắc kết nối mình với bản thân và hỗ trợ những hành vi mà ta muốn thấy.