Lượng trái phiếu trên chủ yếu được ngân hàng phát hành vào năm 2019 (gần 8.400), cùng với một lô 3.000 tỷ đồng, phát hành năm 2018 và một lô 2.500 tỷ đồng, phát hành năm 2015.
Trước đó, trong tháng 8, BIDV cũng hoàn tất mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu kì hạn 7 năm, được phát hành vào năm 2018. Cuối tháng 7, ngân hàng thực hiện mua lại 3.500 tỷ đồng trái phiếu kì hạn 10 năm, phát hành năm 2015.
Tính đến cuối tháng 6, lượng giấy tờ có giá của BIDV lưu hành ở mức gần 85.400 tỷ đồng, tăng 36% so với cuối năm 2019. Trong đó, trái phiếu phát hành để tăng vốn là hơn 48.830 tỷ đồng, tăng 47%.
9 tháng đầu năm, BIDV cùng với VietinBank, Seabank, ACB và TPBank đã phát hành hơn 36.000 tỷ đồng trái phiếu có kì hạn hơn 5 năm để tăng vốn cấp 2, cao hơn 5% tổng lượng phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của cả năm 2019 và chiếm 37,7% tổng lượng trái phiếu ngân hàng phát hành kể từ đầu năm đến nay.Số liệu của Bộ phân phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, BIDV là tổ chức phát hành nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất trong 9 tháng đầu năm với 19.500 tỷ đông, kì hạn bình quân 7,4 năm.
Tính tới 30/6, tổng tài sản của ngân hàng giảm 2,9% so với cùng thời điểm cuối năm 2019, trong khi đó cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức 1,7% với 1,12 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,6% lên 1,13 triệu tỷ đồng.Về tình hình hoạt động kinh doanh BIDV, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế ngân hàng đạt 4.454 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kì năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, nợ xấu của BIDV tăng gần 17% với 22.767 tỷ đồng, kéo tỉ lệ nợ xấu tăng từ 1,77% vào cuối năm 2019 lên 2,03%.