Bộ Công Thương: Đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần mới dừng lại ở "ý tưởng"

Admin

16/01/2025 04:09

Nếu việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn 2 tháng được thông qua, đồng nghĩa mỗi năm có thể có tối đa 6 đợt thay đổi giá thay vì 4 đợt như hiện nay.

"Mới dừng lại ở ý tưởng"

Chiều 7/1, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 3 tháng xuống còn 2 tháng.

Theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương đã giao đơn vị này xây dựng nghị định về cơ chế và thời gian điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân. Đây là nghị định mới, sẽ được xây dựng và ban hành đồng thời với thời gian có hiệu lực của Luật Điện lực, tức phải ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025.

"Đề xuất rút thời gian điều chỉnh giá điện xuống còn 2 tháng mới dừng lại ở ý tưởng", đại diện Cục cho biết.

Bộ Công Thương: Đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần mới dừng lại ở "ý tưởng"- Ảnh 1.

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện xuống 2 tháng/lần.

Hiện dự thảo nghị định này đang được tiếp tục lấy ý kiến các bên liên quan, đặc biệt là các đối tượng chịu tác động và cũng cần thiết có thời gian để đánh giá tác động khi điều chỉnh chu kỳ. Sau khi tổng hợp ý kiến, Cục Điều tiết điện lực sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ để tham mưu cơ chế phù hợp nhất.

Trước đó, Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Cơ quan soạn thảo đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn 2 tháng kể từ lần thay đổi gần nhất. Điều này đồng nghĩa mỗi năm có thể có tối đa 6 đợt thay đổi giá thay vì 4 đợt như hiện nay.

Khi nào có giá điện 2 thành phần?

Tại họp báo, đại diện Cục Điều tiết điện lực cũng thông tin về quá trình xây dựng giá điện 2 thành phần.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giao Cục này nghiên cứu và đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần. Cục Điều tiết điện lực và Bộ Công Thương sau đó đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trực tiếp thực hiện công việc này.

Theo Cục Điều tiết điện lực, đây là chính sách mới ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả đối tượng sử dụng điện, kể cả khách hàng nhỏ. Do đó, dù đã nhận được một số báo cáo, Cục vẫn yêu cầu EVN tiếp tục thu thập số liệu và đánh giá tác động trước khi có những đề xuất cụ thể lên Bộ Công Thương cũng như cấp có thẩm quyền để xem xét áp dụng theo lộ trình.

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng một lầnXóa bỏ bù chéo giá điện sinh hoạt và sản xuất: Tạo công bằng trong tiêu dùng điện

"Lộ trình chắc chắn phải có chứ không thể áp dụng đồng loạt với tất cả khách hàng", đại diện Cục nhận định.

Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng giá điện một thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Trong khi quá trình cung cấp điện gồm 2 thành phần là công suất đăng ký và điện năng tiêu dùng.

Cách tính này không phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...) cho mỗi khách hàng, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, tạo rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng.

Với giá 2 thành phần, khách hàng sẽ trả riêng cho mỗi kW công suất đăng ký hàng tháng với nhà cung cấp. Khi không sử dụng, khách hàng vẫn phải trả chi phí này thay vì ngành điện chịu và thu hồi qua điều chỉnh giá.