Cẩn trọng khi mua thuốc bảo vệ thực vật

Admin

18/07/2020 17:02

(Tieudung.vn) - Lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) chất lượng cao của các đơn vị uy tín, đang bán chạy trên thị trường, các đối tượng đã sản xuất những sản phẩm giả, nhái các thương hiệu của những đơn vị này để bán cho bà con nông dân nhằm thu lợi bất chính. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị này đang phối hợp với các ngành chức năng điều tra, làm rõ một vụ buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả tại ấp 3, xã An Hữu, huyện Cái Bè.

Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03)- Công an tỉnh Tiền Giang phát hiện ông Nguyễn Xuân Sơn (48 tuổi), thường trú ấp 4, xã An Hữu, huyện Cái Bè đang vận chuyển sản phẩm thuốc trừ sâu bệnh, nhãn hiệu Antracol 70WP nghi vấn là hàng giả.

Số hàng hóa nghi vấn này bốc xếp từ căn nhà không số tại tổ 12, ấp 3, xã An Hữu lên xe mô tô loại ba bánh (biển số 61-L8 – 9871), do ông Ngô Quang Thảo điều khiển để đưa đi tiêu thụ. Trên đường đi thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ gồm 367 gói thuốc trừ sâu nhãn hiệu Antracol 70WP, hơn 3.000 gói thuốc trừ sâu nhãn hiệu BEAM 75WP và 319 chai thuốc trừ sâu bệnh nhãn hiệu Trobin Top 325SC, thể tích thực in trên nhãn dán của chai là 240 ml. Ngoài số lượng hàng nói trên, lực lượng chức năng Công an tỉnh Tiền Giang còn phát hiện 299 chai nhựa, bên trong có chứa dung dịch, chưa dán nhãn hiệu.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Xuân Sơn khai nhận, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật trên là hàng giả. Ông bán ra thị trường số hàng giả này khoảng 149 triệu đồng.

Việc sản xuất hàng giả của ông Nguyễn Xuân Sơn là hành vi vi phạm pháp luật nhất là đối với mặt hàng thuốc BVTV lại càng nguy hiểm hơn bởi đây là mặt hàng đặc thù dùng để trị bệnh trên cây trồng và diệt sâu, rầy hại lúa.

Nếu bà con nông dân ham rẻ mà mua hàng trôi nổi trên thị trường thì rất rễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Cách tốt nhất để mua được các sản phẩm chính hãng và đúng chất lượng thì bà con nông dân nên mua hàng từ các tại các đại lý kinh doanh thuốc BVTV chính thức của công ty sản xuất.

Cẩn trọng khi mua thuốc bảo vệ thực vật

Bà con nông dân nên mua các loại thuốc BVTV ở các cửa hàng là đại lý chính thức của các công ty uy tín trên thị trường.

Theo dự báo tình hình sâu bệnh trong thời gian tới của ngành nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, căn cứ vào tình hình thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tình hình phát sinh phát triển của các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các địa phương dự báo tình hình dịch hại trong thời gian tới như sau:

Tại tỉnh Kiên Giang; hiện nay rầy nâu trưởng thành xuất hiện rải rác trên trà lúa Thu-Đông mới gieo sạ (huyện Giồng Riềng), bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy trên đồng ruộng, nhằm tránh rầy lây lan và truyền bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên diện rộng.

 

Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá có thể tiếp tục gây hại trên trà lúa giai đoạn từ đẻ nhánh đến đòng trổ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón nhiều phân đạm.

Đối với bệnh cháy bìa lá: do thời tiết mưa dông sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiếp tục phát triển gây hại, nhất là lúa giai đoạn đòng - trổ.

Sở NN&PTNT các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đề nghị các Chi cục TT & BVTV đề nghị Phòng Nông nghiệp - PTNT, Trạm TT&BVTV các huyện tiếp tục chỉ đạo bà con nông dân tăng cường thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả. Cụ thể:

Tăng cường điều tra, phát hiện và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời để bảo vệ năng suất và không để rầy nâu bùng phát trên diện rộng. Hướng dẫn nông dân sử dụng biện pháp “4 đúng” trong phòng trị: sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy, pha đúng liều lượng và nồng độ khuyến cáo trên nhãn chai, bao bì; phun lúc rầy tập trung ở tuổi 2 - 3 và mật số >3 con/tép lúa. Tuyệt đối không sử dụng thuốc phổ tác động rộng sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và tái phát rầy ở cuối vụ. Chú ý không hướng dẫn phun ngừa khi mật số rầy còn thấp.

Cẩn trọng khi mua thuốc bảo vệ thực vật

Bà con nông dân nên cảnh giác với thuốc BVT giả. 

Đối với sâu cuốn lá: cần chăm sóc cho cây lúa khỏe, cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa nhằm tránh gây bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.

Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông: trên các trà lúa gieo trồng giống nhiễm (Đài Thơm 8, OM 4218; Jasmin85; OM4900; IR50404…), khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Khi phát hiện bệnh cần ngừng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không pha trộn thêm phân bón lá khi phun thuốc phòng trị bệnh và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị phun theo “4 đúng”.

Đối với bệnh cháy bìa lá: không để mực nước ruộng quá cao, khi thấy bệnh chớm xuất hiện phun ngay bằng những loại thuốc đặc trị vi khuẩn như Anti-XO 200WP…; Đối với bệnh lem lép hạt: trong giai đoạn lúa trổ nếu gặp điều kiện thời tiết có mưa bão có thể phun ngừa bằng các loại thuốc trừ bệnh phổ rộng khi lúa trổ lác đác (5%) và phun lần 2 khi lúa trổ đều. Bệnh sẽ phát triển gây hại do ảnh hưởng thời tiết khi có mưa, dông. Bà con nông dân có thể dùng thuốc TROBIN TOP 325SC. Với 2 hoạt chất Azoxystrobin&Difenoconazole có công dụng trừ nấm phổ rộng, ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt nấm bệnh hiệu quả; Lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh. Bảo vệ hạt lúa khỏi bị lem lép; Bảo vệ tốt bộ lá đòng, giúp xanh lá, vào gạo nhanh - chắc tới cậy; Đáp ứng được mong muốn của bà con trong giai đoạn quyết định năng suất.

Để phòng trừ tốt bệnh Lem lép hạt, bà con sử dụng 400ml/ha (pha: 31,3 ml/ 25 lít nước); Lượng nước phun: 320 – 500 lít/ha.

Bạn đang đọc bài viết "Cẩn trọng khi mua thuốc bảo vệ thực vật" tại chuyên mục TIÊU DÙNG.