Đề xuất giảm 50% phía trước bạ: Vui chưa tới, trục lợi đã hiện hữu

Admin

02/06/2020 05:00

Đề xuất chưa thông, doanh nghiệp đã tính kế

Việc giảm lệ phí trước bạ chỉ áp dụng cho ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước và thực hiện đến hết 2020, chưa rõ ngày bắt đầu áp dụng. Ôtô nhập khẩu không được hưởng ưu đãi này. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn còn phải đợi Quốc hội thông qua.

Một số khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm vui mừng khi nghe được thông tin về đề xuất giảm phí. Bên canh đó, cũng có một số khách hàng bức xúc khi các hãng, đại lý xe hơi ngừng các chương trình khuyến mãi cho người mua xe, thậm chí tăng giá bán khi phí trước bạ giảm 50%.

Theo một số đơn vị kinh doanh ôtô trên địa bàn TP.Hà Nội, kể từ sau khi có thông tin về đề xuất giảm 50% phí trước bạ, tâm lý khách hàng hoàn toàn giao động, một khách hàng chỉ đến tham khảo rồi đợi đến ngày có quyết định chính thức mới đến mua xe.

Trao đổi với PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật, anh Trần Thế Cường, nhân viên kinh doanh một đại lý ôtô ở Hà Nội cho biết: “Sau thời điểm dịch Covid-19, số lượng khách hàng mua sảm phẩm giảm mạnh, khiến tình trạng xe tồn cao. Thông tin về đề xuất giảm 50% phí trước bạ đã khiến các khách hàng có nhu cầu mua ôtô quan tâm hơn, nhưng số lượng sản phẩm tiêu thụ chưa được nhiều do họ vẫn đang chờ giảm phí”.

“Cũng có một số khách hàng mua xe trước rồi đợi đến khi đề xuất thông qua, chờ tới khi có biểu giá tính thuế mới đã được giảm 50% thì mới đưa xe đi đăng ký biển số” anh Cường cho hay. 

Trao đổi với PV, anh Lê Mạnh nhân viên kinh doanh đại lý ôtô Hyundai ở Hà Nội thông tin: “Sau thời điểm dịch Covid-19, đại lý vẫn đang bán giá nhập. Hầu như các đại lý ô tô của các hãng đều như vậy chứ không riêng gì hàng Hyundai, đây là bài toán của các đại lý là hạ giá để bán đẩy số lương xe tồn kho. Kể từ khi mà có thông tin về việc giảm thuế (phí trước bạ) thì tất cả các hãng xe đang chuẩn bị tăng giá so với giá bán ban đầu, giá có lợi nhuận”.

“Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, sản phẩm tồn lại kho rất là nhiều, hãng phải hạ giá để đẩy sản phẩm đi và phải bán bằng giá nhập để giảm bớt chi phí, tài chính. Sau khi bắt đầu bán hàng trở lại thì số lượng tiêu thụ được khá nhiều. Thời điểm hiện tại giá xe cũng có tăng nhẹ” - anh Mạnh nói.

Tiêu dùng & Dư luận - Đề xuất giảm 50% phía trước bạ: Vui chưa tới, trục lợi đã hiện hữu

"Ưu đãi" phí trước bạ 50%, nhưng đây là biện pháp hỗ trợ, không phải miếng mồi để kiếm chác.

Bức xúc trước những đơn vị kinh doanh lợi dụng chính sách đẩy giá lên cao, anh Nguyễn Thái (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Chính phủ giảm 50% phí trước bạ là để hỗ trợ kích cầu người tiêu dùng, hỗ trợ cho doanh nghiệp qua lúc khó khăn sau dịch Covid-19. Vậy mà, các đại lý và hãng xe lại lợi dụng chính sách này lại cắt giảm khuyến mãi thậm chí đòi tăng giá bán, đi ngược lại chính sách hỗ trợ”.

“Liệu có phải các doanh nghiệp và đại lý đang lợi dụng chính sách thu lợi cho mình? Giảm 50% thuế trước bạ mà cắt hết khuyến mãi, nâng giá xe thì cũng có khác gì so với mức giá trước đây”, anh Thái chia sẻ thêm.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết: “Đây là biện pháp kích cầu để cho cách đơn vị kinh doanh có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, người dân cũng phấn khởi khi được giảm một phần kinh phí khi mua sản phẩm. Tuy nhiên, khi chính sách được thông qua, thị trường mua bán xe ôtô xe sôi động trở lại khiến nguồn sản phẩm khan hiếm, giá ôtô sẽ tăng”.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Bằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đánh giá: “Về đề xuất giảm phí trước bạ 50% sẽ rất là tốt, nhằm kích cầu được việc mua xe, nhưng nếu mà các doanh nghiệp kinh doanh, lắp ráp xe lại lợi dụng đề xuất này mà tăng giá bán thì đây đúng là 1 chuyện phải đáng xem xét lại”.

Cũng theo ông Bằng, để tránh tình trạng trực lợi từ việc giảm chi phí trước bạ,  thì các nhà sản xuất cần đưa ra 1 chính sách rất là nghiêm túc trong việc kinh doanh để người dân được hưởng lợi thật sự.

Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 6 tháng với ô tô nội vì cho rằng việc này là thực hiện chính sách miễn giảm ở mức hợp lý, có thời hạn vì chiến lược phát triển ngành công nghiệp tu tiên, trong đó có ô tô.

Ngoài ra, bộ này đề nghị bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất chính sách không tính thuế tiêu thụ đặc biệt với giá trị sản xuất nội địa áp dụng với ôtô sản xuất trong nước, nhập khẩu trong một thời hạn nhất định (khoảng 5 năm). Việc này sẽ giảm thiểu khả năng vi phạm các nguyên tắc của WTO.