Trong một sự kiện lớn về công nghệ diễn ra hôm 18/11 tại Trung Quốc mới đây, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi là Lôi Quân (Lei Jun) như thường lệ đã có một bài chia sẻ ấn tượng về công ty mình. Và lần này, ông tập trung vào ba quan niệm sai lầm phổ biến về Xiaomi trong xã hội.
Theo Lôi Quân, trên thực tế có thể có nhiều hơn các quan niệm sai lầm mà mọi người đang nắm giữ về Xiaomi, nhưng ông đã thu hẹp nó thành 3 quan niệm coi là quan trọng nhất.
Để sửa chữa quan niệm sai lầm này, ông tuyên bố rằng công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm cao cấp, bắt đầu từ chiếc smartphone Mi 10 Extreme Commemorative Edition. Đây là chiếc smartphone cao cấp với các tính năng nổi bật như sạc 120W, camera zoom 120X, màn hình 120hz, RAM 12GB đã ra mắt thị trường cách đây 3 tháng. Lôi Quân cho biết nó là một trong những điện thoại di động bán chạy nhất năm nay của công ty. Ngoài ra, chiếc TV thông minh 98 inch có giá 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng) cũng được ra mắt và đang cực kỳ phổ biến.
Redmi Smart TV Max 98 có kích thước lớn tới nỗi khó có thể vận chuyển vào nhà qua thang máy hay cửa chính.
Vì thế cần cẩu đã được Xiaomi huy động như một cách để vận chuyển sản phẩm cho khách ở chung cư.
Quan niệm sai lầm thứ hai mà Lôi Quân chia sẻ là việc nhiều người cho rằng các sản phẩm của Xiaomi đều được sản xuất thông qua OEM (các bhà sản xuất thiết bị gốc). CEO Xiaomi cho biết ông đã rất thất vọng khi phải nghe điều này nhiều lần. Bởi trên thực tế, Xiaomi đã triển khai mô hình xưởng đúc từ khá sớm.
Lôi Quân cũng tiết lộ rằng công ty đặt mục tiêu trở thành một thế lực trong ngành sản xuất. Mới đây, Xiaomi đã vận hành dây chuyền sản xuất thông minh phức tạp nhất ở Trung Quốc, với các hệ thống gần như hoàn toàn tự động. Nhà máy thông minh này đặt tại Yizhuang, một thị trấn của quận Daxing, ở vùng ngoại ô phía đông nam của thành phố Bắc Kinh. Nó có thể sản xuất 10 triệu điện thoại thông minh cao cấp mỗi năm và chỉ có 100 nhân viên vận hành, bao gồm cả kỹ sư. Điều thú vị ở nhà máy này là tất cả các thiết bị, trừ máy bốc xếp hàng hóa, đều do Xiaomi tự phát triển hoặc một công ty con mà Xiaomi đầu tư vào. Theo các báo cáo, để xây dựng nhà máy này, Xiaomi đã đầu tư vào khoảng 110 công ty thiết bị thông minh trong ba năm.
Nhà máy thông minh Xiaomi
Cuối cùng, quan niệm sai lầm thứ ba là Xiaomi không có công nghệ. Để giải đáp vấn đề này, Lôi Quân không trả lời trực tiếp mà quay sang nói về sự phát triển kinh doanh của Xiaomi trong 10 năm qua. Năm 2011, doanh thu của Xiaomi chỉ là 500 triệu USD thì đến năm 2019 đã đạt 205,8 tỷ USD, đứng thứ 422 trong danh sách Fortune Global 500. Và Xiaomi đang ở trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới, với các đối thủ nổi bật như Apple, Samsung và Huawei. Lôi Quân lưu ý rằng để đạt được mức tăng trưởng như vậy, cũng như tồn tại trước các đối thủ mạnh đến như vậy, không một công ty nào có thể sống mà thiếu các công nghệ làm nền tảng.
Ví dụ, công nghệ máy ảnh trên các mẫu điện thoại flagship hàng đầu như series Mi. Từ năm 2016, công ty đã thành lập một bộ phân thiết bị cốt lõi, trong đó có một nhóm chuyên về camera. Vào tháng 5/2018, bộ phận này được nâng tầm về quy mô và chất lượng lên một đẳng cấp mới. Khi mới thành lập, bộ phận camera chỉ có 122 kỹ sư. Ngày nay, số lượng kỹ sư của bộ phận camera đã lên tới 826 người, tăng gần 6 lần. Con số này thậm chí không bao gồm hơn 350 kỹ sư cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho camera như tính năng AI.
Lôi Quân cũng ám chỉ rằng công ty đã thiết lập các trung tâm R&D về máy ảnh của mình ở các thành phố trên thế giới, để có thể tận dụng nhân tài. Hiện tại, có 9 trung tâm R&D đặt tại Bắc Kinh, Paris, Tokyo, Santiago và các thành phố khác. Kết quả mang lại dễ nhìn thấy nhất là các thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của DxOMark.
Tham khảo Gizmochina