Dù lọt top 10 thị trường mới nổi, logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế

Admin

04/12/2024 06:30

Trong năm 2024, nhiều địa phương tại Việt Nam đã có sự chủ động trong triển khai hoạt động phát triển logistics, nhưng mức độ quan tâm và hiểu biết về logistics còn khác nhau.

Việt Nam lọt nhóm 10 thị trường logistics mới nổi

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 của Bộ Công Thương, kể từ khi ban hành Quyết định số 221 và Quyết định số 200 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã lập kế hoạch cụ thể để triển khai quyết định này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tại địa phương.

Hiệp hội VLA cũng đã thực hiện Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) trong thời gian hơn 1 năm (11/8/2022 - 11/2023), với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI). 

Dù lọt top 10 thị trường mới nổi, logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế- Ảnh 1.

Theo đó, 5 địa phương gồm Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số LCI.

Về mặt thuận lợi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập môi trường thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics phát triển.

Nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Đồng thời, báo cáo cũng cho biết kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng mạnh, GDP có thể tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2024, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, trực tiếp tác động đến nhu cầu và thị trường logistics phát triển ở các địa phương. Dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam trong năm 2024, tạo cơ hội phát triển cho ngành logistics.

Hội nhập quốc tế sâu rộng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) như RCEP, CPTPP, EVFTA tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dù lọt top 10 thị trường mới nổi, logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế- Ảnh 2.

Nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra nhằm nâng cao năng lực logistics Việt Nam (Ảnh: Phạm Tùng).

Đặc biệt, năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.

 Cùng với hiệu quả thúc đẩy động lực tăng trưởng, việc tập trung giải ngân đầu tư công, với các dự án giao thông được đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; tạo không gian phát triển mới, nhất là phát triển công nghiệp, các khu đô thị, dịch vụ,…

Theo bảng xếp hạng Agility 2023, Việt Nam lọt nhóm 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan).

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023 cho thấy, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (Logistics Performance Index - LPI) và thuộc Top 5 ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines.

“Điểm LPI 2023 cho thấy hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đang dần được cải thiện, với sự nỗ lực đóng góp chung của các địa phương trong cả nước”, báo cáo Logistics nhận định.

Thiếu hụt nhân lực logistics chất lượng cao

Báo cáo cũng chỉ ra khó khăn, hạn chế khi mức độ quan tâm, hiểu biết về logistics còn khác nhau, đặc biệt ở cấp lãnh đạo cao nhất ở các địa phương.

Nhiều địa phương vẫn còn vướng trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực logistics như: chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa biết phải làm cái gì, chưa biết làm như thế nào, chưa biết phối hợp với ai, chưa biết kinh phí từ đâu,...

Cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính vẫn còn những bất cập, cần được cải cách hơn nữa để thúc đẩy phát triển logistics ở địa phương. Để thúc đẩy phát triển logistics ở địa phương. Đặc biệt, cần nghiên cứu xem xét sửa đổi, cập nhật những quy định liên quan đến đầu tư phát triển logistics cho linh hoạt và phù hợp hơn.

Cùng với đó, nhiều địa phương gặp khó khăn, vướng mắc về vấn đề liên quan đến quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng logistics; Hạn chế trong công tác huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics tại địa bàn vẫn chủ yếu phụ thuộc nhiều vào vốn ngân sách Nhà nước.

Logistics

Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực logistics tại nhiều địa phương còn thiếu và chất lượng còn thấp.

Điều này dẫn đến, nhiều địa phương thiếu kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics, nâng cấp hoàn thiện hệ thống quốc lộ, các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đặc biệt ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Đáng chú ý, hoạt động vận tải đa phương thức ở nhiều địa phương chưa phát triển, chủ yếu là vận tải đường bộ. Lấy ví dụ, báo cáo chỉ ra tại tỉnh Lạng Sơn, xuất nhập khẩu hàng hóa tập trung tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu phụ Tân Thanh, chưa phát huy được lợi thế của tuyến đường sắt liên vận quốc tế.

Đặc biệt, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực logistics tại nhiều địa phương còn thiếu và chất lượng còn thấp, chưa đồng đều, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đã qua đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tiễn còn rất thiếu.

Phần lớn doanh nghiệp logistics ở các địa phương còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đặc biệt là ứng dụng thương mại điện tử để phát triển hoạt động kinh doanh.

Khu Thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới cho ngành Logistics Việt NamDiễn đàn Logistics Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu

“Các doanh nghiệp logistics trong nước chưa chủ động nghiên cứu, đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng “xanh hóa”, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm phát triển bền vững”, báo cáo nêu.

Đồng thời, tính liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp logistics và các hiệp hội ngành hàng, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… còn rời rạc, chưa hiệu quả.

Đặc biệt, trong năm 2024, do đồng thời bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bất ổn địa chính trị ở Biển Đỏ, kẹt cảng nghiêm trọng ở các cảng châu Á, đình công ở nhiều cảng trên thế giới, nhu cầu vận chuyển tăng cao,... khiến cho thiếu chỗ, thiếu container rỗng và dẫn đến giá cước vận chuyển container quốc tế từ châu Á đi châu Âu và Bắc Mỹ tăng cao đột biến.

Điều này làm tăng cao chi phí logistics và ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ, thuỷ sản… xuất khẩu sang các thị trường Liên minh châu Âu, Canada và Mỹ.