Hơn 50 triệu tấn rác thải 'bốc hơi' là do.. nhầm tên gọi?

Admin

12/09/2020 09:04

Khái niệm “chất thải rắn công nghiệp thông thường”, hay “chất thải sinh hoạt thông thường” vừa được đưa ra để giải thích sự thiếu hụt hàng chục triệu tấn rác thải trên các báo cáo.

Công ty CP xử lý, tái chế CTCN Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) là 1 trong 14 đơn vị thu gom, vận chuyển khối lượng 50.459.254 kg chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn 2018-2019 tại tỉnh Thái Nguyên trong vụ hơn 50 tấn rác thải “bốc hơi” đang thu hút dư luận.

Theo văn bản có chữ ký của Giám đốc Nguyễn Văn Thắng, Công ty Hòa Bình có nhà máy xử lý chất thải tại Nham Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang. Trong năm 2018-2019, Công ty Hòa Bình thu gom khối lượng chất thải (Bể phốt, bể mỡ) thu gom từ chủ nguồn thải Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) có địa chỉ tại KCN Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên theo hợp đồng chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Tổng khối lượng thu gom vận chuyển và xử lý năm 2018 là 5.675.740 kg và năm 2019 là 11.482.790 kg. Giải trình về quá trình thu gom và xử lý, văn bản của công ty Hòa Bình cho hay, phần khối lượng chất thải được xử lý tại nhà máy trong 2 năm 2018-2019 là 2.032.200 kg.

Phần khối lượng chất thải được công ty Hòa Bình chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội, tổng khối lượng được chuyển giao xử lý trong năm 2018-2019 là 15.126.330 kg. Khối lượng chất thải này được công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội – chi nhánh Cầu Diễn xử lý tại hệ thống xử lý phân bùn bể phốt, được thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.

Trong năm 2018-2019, công ty Hòa Bình thu gom khối lượng chất thải (Bể phốt, bể mỡ) thu gom từ chủ nguồn thải Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) có địa chỉ tại KCN Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên theo hợp đồng chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Nguồn: Internet

Nhưng về phía chủ nguồn thải SEVT, số chất thải lại được thể hiện là chất thải rắn sinh hoạt (bể phốt, bể mỡ).Chất thải từ SEVT đều được công ty Hòa Bình thu gom, vận chuyển xử lý, chuyển giao xử lý và được báo cáo hàng năm trên theo quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ vào hợp đồng chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường giữa công ty Hòa Bình và SEVT có hiệu lực đến hết ngày 21/3/2020, trên báo cáo QLCTNH của công ty Hòa Bình gửi đến Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên, số lượng chất thải này được thể hiện là chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Do đó, văn bản của công ty Hòa Bình nêu quan điểm, do 2 công ty chưa thống nhất được tên gọi chất thải trên báo cáo QLCTNH năm 2018-2019 thuộc loại chất thải rắn công nghiệp thông thường hay chất thải rắn sinh hoạt thông thường, điều này dẫn tới báo cáo của 2 công ty có sự khác nhau về tên gọi chất thải. Ngoài ra, văn bản khẳng định toàn bộ chất thải thu gom từ các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được công ty xử lý và chuyển giao xử lý đúng với quy định của pháp luật.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên ban hành Công văn số 2157/STNMT-BVMT. Nội dung công văn thông tin về tình hình chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, thức ăn thừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Công văn gửi tới Sở TNMT 7 tỉnh thành gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang.

Trên 50 triệu kg chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thái Nguyên đã "bốc hơi:. Nguồn: Internet

Tỉnh công bố số chất thải đã chuyển giao, nhưng các công ty môi trường phủ nhận khiến nhiều người cho rằng, cần làm rõ khối lượng trên 50 triệu kg chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thái Nguyên đã "bốc hơi”.
Tuy nhiên, nhiều công ty môi trường phản ánh, không tiếp nhận số lượng chất thải rắn sinh hoạt như số liệu của Sở TN&MT Thái Nguyên. Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Giang – Phó Giám đốc Sở TNMT Thái Nguyên khẳng định, số liệu trên được tổng hợp từ báo cáo của các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh.Đi kèm Công văn của Sở TN&MT Thái Nguyên là phụ lục gồm danh sách 14 tổ chức, cá nhân tham gia thu gom, vận chuyển tổng khối lượng 50.459.254 kg chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn 2018 - 2019.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử cũng đã có bài viết nêu lên sự quan liêu của Tổng cục Môi trường trong vụ việc này khi báo cáo của cơ sở (Sở TNMT tỉnh Bắc Giang) được gửi đến cả tháng nhưng không được Tổng cục này quan tâm, chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ TNMT nhắc nhở, Tổng cục Môi trường mới vội vã ra văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo trong 24 giờ.