Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard

Admin

14/01/2025 05:30

Được trang bị đầu đạn lượn siêu thanh (HGV), tên lửa siêu vượt âm Avangard là một tài sản chiến lược quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga Sergey Karakaev gần đây tuyên bố đã hoàn tất việc tái trang bị cho một sư đoàn đóng tại vùng Orenburg bằng hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard.

Động thái này đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình hiện đại hóa năng lực chiến lược của Nga, tăng cường đáng kể kho vũ khí của nước này trước các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.

Việc tích hợp Avangard vào biên chế hoạt động của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga phù hợp với sáng kiến hiện đại hóa rộng hơn do Bộ Quốc phòng Nga dẫn đầu.

Avangard cũng bổ sung cho các chương trình chiến lược khác, chẳng hạn như kế hoạch tái trang bị cho các sư đoàn tên lửa Kozelsk và Tatishchevo bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars vào năm 2025.

Nỗ lực này nhằm mục đích tăng cường năng lực răn đe của Nga và củng cố ưu thế chiến lược của nước này trên trường quốc tế.

Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 1.
Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 2.
Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 3.

Hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard được nhìn thấy trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 7/2018. Ảnh: TASS

Hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) 15P071, do đó nó còn có tên gọi 15P071 Avangard ICBM. Khả năng cơ động và tốc độ ấn tượng của loại đầu đạn này cho phép tên lửa vượt qua mọi hệ thống phòng thủ cố định hiện có.

Các thành phần chính, chẳng hạn như tên lửa đẩy UR-100N UTTH và hệ thống vận chuyển T183 tiên tiến, đảm bảo triển khai và bảo trì hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng ở vùng Orenburg đã trải qua quá trình hiện đại hóa đáng kể, bao gồm các cơ sở đào tạo và chuẩn bị chiến đấu, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của sự bổ sung mới này vào bộ ba hạt nhân của Nga.

Hệ thống Avangard là một món vũ khí đáng gờm khi có thể đạt tới tốc độ Mach 27 (gấp 27 lần tốc độ âm thanh hay 34.000 km/h), cho phép nó bao phủ khoảng cách rất xa trong vòng vài phút, trong khi vẫn tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất.

Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 4.

Tên lửa Avangard HGV đang được đưa vào giếng phóng. Ảnh: Militarnyi

Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 5.
Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 6.

Bản kết xuất của đầu đạn siêu vượt âm Avangard HGV. Ảnh: Missile Threat, Defense News

Avangard được trang bị đầu đạn lượn siêu thanh (HGV) 15Yu71, được gắn trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) UR-100N UTTH. HGV Nga có thể thực hiện các thao tác phức tạp ở độ cao và ngang, khiến quỹ đạo của nó trở nên "khó lường" và giảm tối đa khả năng bị đánh chặn.

Với tầm bắn liên lục địa hơn 10.000 km và khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường lên tới 2 megaton TNT, Avangard là sự kết hợp của sức mạnh và độ chính xác.

Về mặt động năng, tên lửa tạo ra tác động tương đương với 18 tấn TNT, ngay cả khi không có đầu đạn, do tốc độ cực nhanh của nó. Các số liệu hiệu suất này khiến nó trở thành một tài sản chiến lược quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Uy lực của Avangard cũng đảm bảo rằng khả năng tấn công trả đũa của Nga vẫn nguyên vẹn, khiến mọi đối thủ phải cân nhắc thật kỹ trước khi muốn tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu.

Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 7.
Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 8.
Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 9.
Khả năng cơ động “khó lường” của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard- Ảnh 10.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov theo dõi cuộc thử nghiệm tên lửa Avangard từ phòng điều khiển của Bộ Quốc phòng Nga tại Moscow. Ảnh: RFE/RL

Ban đầu được phát triển trong thời kỳ Liên Xô để đáp trả những tiến bộ của Mỹ trong phòng thủ tên lửa, hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard đã chính thức được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố vào tháng 3/2018.

Trong bài phát biểu thường niên trước Quốc hội Liên bang vào thời điểm đó, nhà lãnh đạo Nga đã mô tả hệ thống này là một bước đột phá về công nghệ, khiến hệ thống phòng thủ của đối phương trở nên lỗi thời.

Vào tháng 12/2019, Avangard chính thức được triển khai trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của "xứ sở Bạch dương".

Việc tích hợp Avangard vào lực lượng này cũng phản ánh ý định của Moscow nhằm duy trì sự cân bằng trong cán cân quyền lực toàn cầu, đặc biệt là trước sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của NATO gần biên giới Nga và những bước tiến trong các chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ.

Với hệ thống tên lửa siêu vượt âm Avangard, Moscow đang duy trì lợi thế công nghệ và gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến cả đối thủ và đồng minh: Nga vẫn là một thế lực thống trị trên đấu trường quân sự chiến lược.

Minh Đức (Theo Army Recognition)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Tham khảo thêm

Khả năng cơ động đáng kinh ngạc của hệ thống tên lửa phòng không FK-3Khả năng cơ động đáng kinh ngạc của hệ thống tên lửa phòng không FK-3
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”