Tháng trước, lãnh đạo cấp cao của KFC, Wendy, Papa John, và nhiều chuỗi nhà hàng lớn khác đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với Tổng thống Trump, thảo luận về cuộc khủng hoảng gây ra do Covid-19.
Ông Willi Semmler - Giáo sư kinh tế tại Trường Nghiên cứu Xã hội New York, cho rằng: "Các công ty cần tự xây dựng lá chắn phòng thủ trước những rủi ro bất ngờ như thế này."
Trong vòng 3 năm kể từ 2019, cũng là giai đoạn chính quyền ông Trump ban hành chính sách cắt giảm thuế, các công ty trong nhóm S&P 500 đã chi 2000 tỷ USD cho việc mua lại cổ phần, nhiều hơn 30% số tiền họ đã chi trong 3 năm trước đó, theo dữ liệu từ CapitalIQ.
Tính cả các khoản thanh toán cổ tức, nhóm này đã chi 3,5 nghìn tỷ đô la trong ba năm gần đây nhất - một số tiền tương đương với thu nhập ròng của họ trong giai đoạn này.
Trong khi các ngân hàng và công ty bảo hiểm bị ràng buộc về số tiền mặt dự trữ, thì với các doanh nghiệp lại gần như không có quy định nào tương tự như vậy.
Họ chi tiêu tiền mặt mỗi khi thấy cần thiết, như hoạt động thâu tóm, chi phí tài sản cố định, trả lương nhân viên, và dĩ nhiên cả mua lại cổ phần và chia cổ tức, khiến tiền mặt cạn dần và khi cần thì lại không có. Một số ông lớn "thông minh" như Apple và Facebook lại luôn ngồi trên một "núi" tiền mặt, bất chấp việc họ bị các nhà đầu tư chỉ trích và yêu cầu chia số tiền đó cho các cổ đông. Nhưng giờ đây, đó lại là sự lựa chọn đầy khôn ngoan.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, người quản lý Berkshire Hathaway - doanh nghiệp cần sở hữu rất nhiều tiền mặt, cũng cho rằng việc mua lại cổ phiếu không có gì xấu, miễn là công ty "có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động và thanh khoản kinh doanh".
Công ty phân tích cổ phiếu Zion Research, mới đây đã xếp American Airlines và Boeing và nhóm các công ty lạm dụng mua lại cổ phiếu, đến độ họ sẽ gặp khó khi gặp bất cứ trục trặc tài chính nào. Cả hai cái tên trên đều đang kêu gọi cứu trợ.
Zion Research, chuyên phân tích cổ phiếu cho các nhà đầu tư, gần đây đã xếp hạng các công ty đã đẩy mua lại cổ phiếu của họ đến mức bất kỳ điểm yếu tài chính nào có thể hạn chế khả năng tiếp tục các chương trình đó. American Airlines và Boeing - cả hai đều xếp hàng cho các gói cứu trợ của người nộp thuế - thậm chí còn đứng đầu.
Trong 5 năm qua, American Airlines đã chi 13 tỷ đô la cho việc mua lại cổ phần, còn 53 tỷ USD là con số của Boeing. Các thương hiệu trong ngành nhà hàng cũng đã "học" cách sử dụng tiền mặt sai lầm giống như vậy. Trong giai đoạn 5 năm kể từ 2014, McDonald’s và Yum Brands - công ty sở hữu KFC và Taco Bell đã thanh toán cho cổ đông số tiền bằng 1/3 khoản 145 tỷ USD mà họ đang muốn chính phủ cứu trợ, theo phân tích của Hindenburg Research. Và giờ đây, các công ty này vẫn muốn được tham gia chương trình cứu trợ bất chấp việc chính họ đã không bảo toàn được số tiền kiếm được của mình.
Trước khi Covid-19 bùng phát, Yum luôn nhắc đi nhắc lại việc một đai dịch bùng phát sẽ khiến hoạt động kinh doanh gián đoạn một cách nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Nhưng, Yum cũng là doanh nghiệp đã trả tiền mặt cho cổ đông, đồng thời chi 15 tỷ USD, bao gồm cả tiền vay nợ, cho các nhà đầu tư để mua lại cổ phần cũng như cổ tức trong thời điểm này.
Vào cuối năm ngoái, khoản nợ của Yum, lớn hơn gấp đôi quy mô tài sản của nó. Trong cùng thời gian, chỉ riêng khoản bồi thường của Yum cho Greg Creed, giám đốc điều hành mới nghỉ hưu gần đây, tổng cộng là 66 triệu USD tiền mặt. Thậm chí, để có thêm tiền mặt trong lúc này, công ty đã phát hành trái phiếu có tổng giá tri lên tới 600 triệu USD, với lãi suất tăng gấp đôi so với trước đây. Họ cũng đã rút 525 triệu USD từ hạn mức tín dụng vào tháng trước.
Đại diện của công ty, bà Virginia Ferguson cho biết, phần lớn tiền trả cho hoạt động mua lại cổ phiếu tới từ sự thay đổi trong cơ cấu kinh doanh, cũng như để cải thiện tình hình làm ăn của các nhà hàng. Vị này cũng viết trong email rằng việc lấy tiền vay nợ để chi tiêu cho các hoạt động này đã được "tính toán".
Hồi tháng trước, Yum đã tạm dừng chương trình mua lại cổ phiếu và không yêu cầu chính phủ tiếp tục hỗ trợ. Bà Ferguson nói thêm, các doanh nghiệp nhỏ điều hành hoạt động nhượng quyền thương mại của Yum vẫn đủ điểu kiện nhận cứu trợ từ chính phủ. Theo đó, chủ sở hữu nhượng quyền thương mại trong các chuỗi như Yum, và McDonald, có thể nộp đơn xin viện trợ, theo đạo luật ban hành tháng trước.
"Tập đoàn McDonald’s sẽ không yêu cầu sự trợ giúp từ bất kỳ tổ chức chính phủ nào. Chúng tôi cũng không có ý định trì hoãn nghĩa vụ thanh toán thuế" - ông Michael Gonda, người phát ngôn tập đoàn cho biết. Được biết, ngoài việc vay thêm tiền, McDonald’s đã tạm dừng mua lại cổ phần, nhờ vậy đã cắt giảm hơn 1 tỷ USD chi phí hoạt động.
Sau đại dịch Covid-19, đây là một trường hợp điển hình của khủng hoảng để các doanh nghiệp tự nhìn nhận lại cách điều phối và giải quyết tài chính của doanh nghiệp mình? Việc điều hành "nhiều tai tiếng" nhưng thông minh của Facebook, Apple đã giúp họ trụ vững trong thời điểm gian khó này. Và đây là bài học đáng để suy ngẫm cho các doanh nghiệp khác.