Kiểu người khó nắm bắt nội tâm, xem cuộc đời là sân khấu

Admin

29/12/2024 08:30

Tác giả Angela Sen, với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực tư vấn điều trị tâm lí sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, hướng độc giả đến những lối sống bền vững, cân bằng về cảm xúc và hiểu bản thân mình hơn.

Kieu nguoi doc hai anh 1

Có những người nội tâm rất phức tạp, khó mà biết được trong lòng họ thực sự nghĩ gì. Ảnh: tVN.

"Lưỡi cưa gây hấn thụ động" là kiểu giao tiếp thường thích làm người khác nổi giận và mất bình tĩnh, trong khi họ vẫn tỏ ra thản nhiên và cư xử như thể mình chẳng làm gì sai. Vì vậy, trong số các kiểu giao tiếp, đây là kiểu khiến đối phương rối ren, hoảng loạn nhất.

Kiểu giao tiếp lưỡi cưa gây hấn thụ động này bao gồm thái độ công kích theo cách thụ động hoặc thậm chí là thái độ khiêu khích. Công kích đối phương với thái độ tự ngược đãi chính mình, đây là hình thức công kích gián tiếp gây ra cảm giác tội lỗi và trách nhiệm cho đối phương.

Những hành vi ngược đãi như đe dọa tự tử: “Nếu tôi chết thì tất cả lỗi là do cậu”, hành vi kích thích cảm giác tội lỗi của đối phương bằng cách tự trách mình: “Tôi là người xấu” và hành vi buộc tội người khác trở thành người xấu: “Thực sự tôi là nạn nhân”, và đẩy đối phương vào tình huống khó xử.

Vì vậy, rất khó vạch ra ranh giới và giải thích khi đối mặt với những người giao tiếp kiểu gây hấn thụ động và khả năng cao là chúng ta sẽ cảm thấy hoảng loạn và khó chịu. Nguyên nhân trước tiên đó là, bằng cách mơ hồ dành chỗ cho nhiều cách giải thích khác nhau, họ tạo ra kẽ hở cho chính mình và sau đó đổ lỗi cho đối phương, nếu người đó phản ứng theo cảm xúc họ sẽ nói rằng: “Đó là vì cậu quá nhạy cảm thôi”. Bởi phong cách giao tiếp vòng vo công kích gián tiếp với cách nói tạo ra một “hoàn cảnh” không được chú ý, nên đối phương sẽ nghi ngờ rằng bản thân họ đang gặp vấn đề, “Đáng ra mình không nên buồn, nhưng lại thấy buồn trong lòng quá".

Một lý do khác là vì bản thân kiểu giao tiếp lưỡi cưa gây hấn thụ động thường rất mâu thuẫn. Họ có thể đưa ra những lời “khen đểu”. Lời khen ấy nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất là những lời khen với hàm ý mỉa mai, coi thường người khác.

Nếu bị đối phương phản ứng thì ngược lại họ lại biến người đó thành “người kỳ cục”, bởi những câu nói như: “Mình chỉ đùa thôi, làm gì mà căng thế?”. Hoặc, họ công kích trước, đợi khi đối phương phản ứng lại thì họ làm như thể chính mình mới là nạn nhân của sự việc và la lối lên: “Tôi thực sự cảm thấy bị tổn thương vì cậu đó".

Đối phương sẽ cảm thấy hoảng loạn khi “lời nói nhẹ nhàng” thể hiện bên ngoài lại quá mâu thuẫn với “sự cay nghiệt ẩn giấu từ sâu bên trong”, hoặc khi “ngôn ngữ của lời nói” và “ngôn ngữ của cơ thể” mâu thuẫn và lạc nhịp, giống hệt thứ cảm giác khi chúng ta bị người khác chỉ trích với một khuôn mặt đang tươi cười.

Kiểu giao tiếp lưỡi cưa gây hấn thụ động này có thể coi là một dạng “tiến hóa” hơn và được kết hợp giữa kiểu giao tiếp thụ động và công kích. Vì thế, dù bề ngoài nó có vẻ giống hoặc trùng lặp với các đặc điểm của hai kiểu giao tiếp trên nhưng vẫn có những điểm khác biệt.

Không giống như kiểu giao tiếp thụ động là giả vờ không nghe thấy hoặc chỉ cười trừ vì không thể đáp trả những công kích của đối phương hướng vào mình, kiểu giao tiếp gây hấn thụ động này là kiểu né tránh có mục đích và có ý đồ công kích đối phương.

Họ cố tình thay đổi chủ đề và giả vờ như không nghe thấy người kia đang nói gì hoặc giả vờ không biết và phớt lờ những suy nghĩ, cảm xúc, yêu cầu của đối phương.Thể hiện sự chậm trễ có chủ ý hoặc phản ứng thờ ơ. Họ cố tình trì hoãn yêu cầu của đối phương, giả vờ kém cỏi và liên tục đáp trả bằng những “phản ứng vô hồn” để đối phương tự bỏ cuộc.

Thay vì chỉ dừng lại ở việc phàn nàn với bạn thân hoặc chỉ đơn thuần cảnh cáo đối phương trong những tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ mình, họ lại tấn công nhằm mục đích trừng phạt mang tính xã hội rộng rãi hơn bằng cách không ngừng tạo ra những ý kiến dư luận không tốt.