Giá dầu thấp kỷ lục, phố Wall giảm điểm
Kết thúc phiên 20/04, chỉ số Dow Jones giảm 361,83 điểm (-1,49%), xuống 23,880.66; chỉ số S&P 500 giảm 31,91 điểm (-1,11%), xuống 2,842.65. Chỉ số Nasdaq giảm 45,34 điểm (-0,52%), xuống 8,604.81.
Chỉ số năng lượng S&P 500 giảm 2,8% và đang trên đà trượt dốc trong bảy phiên gần nhất. Trong khi đó giá dầu WTI giao tháng 5 (CLc1) giảm 35% xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998 do những lo ngại về dư thừa nguồn cung.
Cổ phiếu Exxon Mobil Corp và Chevron giảm 3% và là một trong những mã sụt giảm mạnh nhất khi nhìn vào chỉ số Dow Jones.
Hầu hết các chỉ số phụ S&P 500 đều giao dịch ở mức thấp. Cố phiếu Amazon và Netflix làm hạn chế đà giảm của chỉ số Nasdaq. Điều này được lý giải bởi hai công ty trên đều gián tiếp hưởng lợi từ khuyến cáo giãn cách xã hội trên toàn thế giới.
Các chỉ số của phố Wall đã từng có sự khởi sắc trong tháng này, với chỉ số S&P 500 tăng mạnh nhất kể từ năm 1974, sau những thông tin tích cực về gói kích thích kinh tế và hy vọng Covid-19 sắp chạm đỉnh.
Dù vậy, chỉ số tiêu chuẩn ở mức thấp kỷ lục và các nhà phân tích đã cảnh báo về cuộc suy thoái trầm trọng do các hoạt động kinh doanh bị đóng băng, cũng như tình trạng thất nghiệp.
Sau khi các ngân hàng Mỹ đưa ra bản báo cáo tài chính quý I với nhiều dự báo bi quan về 2020, nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi báo cáo từ Delta Air Lines, Southwest Airlines và Netflix trong tuần tới.
Nhìn chung, các nhà phân tích dự báo doanh thu của các công ty thuộc nhóm S&P 500 sẽ giảm 13% trong quý I, trong khi Goldman Sachs cho rằng hoạt động mua lại cổ phần sẽ bị giảm 50%,, đồng thời cổ tức giảm 23% trong năm 2020.
Một tia hy vọng loé lên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố về đỉnh dịch Covid-19, cũng như vạch ra kết hoạch khôi phục nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hồng Kông tăng kỷ lục, cao nhất trong một thập kỷ
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hồng Kông đã tăng lên mức kỷ lục kể từ tháng 10/2010. Các lệnh hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 đã tạo áp lực lên quốc gia vốn đã có nền kinh tế bất ổn.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,2% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, cao hơn mức 4% đã được dự báo trước đó. Tỷ lệ thiếu việc làm cũng tăng 2,1%, cao nhất trong cả một thập kỷ.
'Thị trường lao động sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực đáng kể từ sự sụp đổ kinh tế phát sinh trong đại dịch trong thời gian tới" - ông Law Chi-kwong, Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi, phát biểu trong một tuyên bố của chính phủ.
Vị này nói thêm: "Chính phủ sẽ đưa ra biện pháp cụ thể, đặc biệt là chương trình hỗ trợ việc làm và các hình thức khác nhằm giúp đỡ lao động thất nghiệp."
Mới đây, Chính phủ Hồng Kông đã công bố gói trị giá 137,5 tỷ đô la Hồng Kông (khoảng 17,7 tỷ đô la Mỹ) bao gồm chương trình bảo trợ việc làm nhằm trợ cấp cho người lao động mất việc vì Covid-19, trợ cấp tiền lương cho những người lao động bị ảnh hưởng.
Kinh tế Tây Ban Nha có nguy cơ suy giảm hơn 12% vì COVID-19
Ngày 20/4, Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha đưa ra cảnh báo về ảnh hưởng của Covid-19 tới nền kinh tế ở mức "rất nghiêm trọng", kể cả khi chúng còn phụ thuộc vào lệnh phong tỏa kéo dài bao lâu.
Đến nay, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 20.800 người tại Tây Ban Nha, trong đó số người nhiễm đã vượt mốc 200.000.
Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho biết Covid-19 sẽ tác động rất mạnh tới ngành du lịch - lĩnh vực chiếm 12% tổng sản phẩm nội địa và tạo 13% số việc làm của nước này.
"Du lịch đóng góp nhiều vào GDP và cơ cấu việc làm, trong bối cảnh các ngành này đang chịu sự mất cân xứng từ hậu quả của đại dịch" - thông báo nhấn mạnh.
Nếu lệnh phong tỏa kéo dài trong 8 tuần và kết thúc vào ngày 9/5 tới, theo đúng như sắc lệnh hiện nay của chính phủ, kinh tế Tây Ban Nha dự báo suy giảm ở mức 9,5%. Con số này là 12.4% nếu giai đoạn phong toả kéo dài 12 tuần.
Ngân hàng trung ương cũng dự đoán thâm hụt ngân sách từ 7,2% đến 11% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020, trước khi được khắc phục và được cải thiện lên mức 5,2% -7,4% GDP trong năm tiếp theo.
Trong tình huống xấu nhất, tỷ lệ thất nghiệp sẽ chạm mức 21,7% trong năm nay, và giảm còn 19,9% vào 2021.
Tuần trước, IMF dự đoán trong năm 2020, kinh tế khu vực Châu Âu bị thu hẹp 7,5%. Riêng Tây Ban Nhà là 8%.
Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha kỳ vọng sẽ có khởi sắc vào nửa cuối năm nay, chuẩn bị cho sự hồi phục trong 2021.