NHÀ ĐẦU TƯ “CHẾT ĐIẾNG” VÌ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP VỚI BRAND CỦA MÌNH

25/10/2024 11:26

Nhượng quyền thương hiệu đã bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21, mang lại hy vọng cho nhiều nhà đầu tư và xu hướng đó đang ăn sâu vào lĩnh vực F&B. Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt, các vấn đề như cạnh tranh nội bộ từ các cửa hàng cùng hệ thống, không kiểm soát khoảng cách cửa hàng, và chính sách thiếu minh bạch đã khiến không ít nhà đầu tư “chết điếng" vì “gà nhà đá nhau".

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CỦA 2 ÔNG TRÙM Mixue & ToCoToCo - MIẾNG BÁNH “CHIA 5 XẺ 7”

Mixue - Bài Học Cạnh Tranh Nội Bộ 

Mixue hiện đang là cái tên Top of Mind của các nhà đầu tư tại Việt Nam, nhưng việc mở rộng nhanh chóng lại gây ra sự cạnh tranh nội bộ gay gắt chỉ với 600m/1 cửa hàng. Các cửa hàng Mixue phải giảm giá sâu sản phẩm từ 20-25%, trong khi chi phí nguyên liệu chỉ giảm 8-10%. Điều này khiến các nhà đầu tư phải gánh lỗ nặng nề, đặc biệt là trong bối cảnh giá mặt bằng và chi phí vận hành tăng cao. Nhiều cửa hàng không thể trụ vững do chính sách giãn cách cửa hàng không hợp lý, dẫn đến cạnh tranh với chính cửa hàng nội bộ của hệ thống.

1a-1729666033.jpg

Ảnh: Các chủ cửa hàng phản đối chính sách trước cửa hàng Mixue

Chị P.T.D, một chủ cửa hàng nhượng quyền của Mixue tại TP.HCM, cho biết: "Việc giá nguyên liệu giảm không tương xứng với giá bán sản phẩm đã khiến chúng tôi thua lỗ. Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các thương hiệu khác mà còn từ chính cửa hàng của Mixue trong cùng khu vực. Doanh thu mỗi ngày giảm từ 10 triệu xuống chỉ còn 2-3 triệu đồng khiến nhiều cửa hàng trong chuỗi buộc phải đóng cửa để cắt lỗ."

ToCoToCo - Mở Rộng Nhanh Chóng Nhưng Thiếu Kiểm Soát

ToCoToCo cũng là cái tên thứ 2 rơi vào tình trạng tương tự khi mở rộng ồ ạt nhưng không có chiến lược giãn cách hợp lý. Các cửa hàng ToCoToCo bị ép vào thế phải cạnh tranh với chính thương hiệu của mình, dẫn đến tình trạng chia sẻ khách hàng trong cùng một khu vực. Chính sách không kiểm soát khoảng cách giữa các cửa hàng đã khiến doanh thu của nhiều chi nhánh giảm mạnh, buộc nhà đầu tư phải cắt giảm hoạt động.

2a-1729666090.jpg

Ảnh: Thương hiệu ToCoToCo với số lượng cửa hàng rộng khắp thị trường Việt Nam

Nhiều nhà đầu tư nhượng quyền của ToCoToCo bức xúc vì chính sách thiếu hỗ trợ, cộng thêm giá nguyên liệu không rõ ràng, dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài. Những cửa hàng không thể cạnh tranh do lượng khách bị chia sẻ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, làm cho việc kinh doanh trở nên bấp bênh và khó khăn hơn bao giờ hết.

Ai-CHA - LIỆU CÓ RƠI VÀO VẾT XE ĐỔ NỘI BỘ NHƯ NÀY? 

Nhận thức được sự thiếu niềm tin của chủ nhượng quyền, Ai-CHA – Thương hiệu Kem & Trà sữa trực thuộc tập đoàn Nanyang của Indonesia, đã lên chính sách tiếp cận thị trường hoàn toàn khác. 

3a-1729666134.jpg

Ảnh: Thương hiệu Ai-CHA - Tân binh thị trường F&B Việt Nam

Ra đời vào năm 2019, Ai-CHA không tập trung vào việc mở rộng ồ ạt mà chú trọng vào chất lượng của từng cửa hàng. Hiện tại, Ai-CHA đã có hơn 1200++ cửa hàng nhượng quyền trên khắp thị trường Đông Nam Á. Chiến lược của Ai-CHA là mở rộng có kiểm soát, đảm bảo các cửa hàng nhượng quyền không cạnh tranh trực tiếp với nhau: 

- Hồ Chí Minh, Hà Nội trên 1km

- Các thành phố khác trên 1,5km

- Các tỉnh và huyện khác trên 2-3km

CHIẾN LƯỢC NHƯỢNG QUYỀN Ai-CHA - BỀN VỮNG VÀ TOÀN DIỆN

Ai-CHA không chỉ chú trọng đến sự phát triển số lượng cửa hàng và đảm bảo khoảng cách cho các chủ cửa hàng mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng vận hành của từng cơ sở. Các chính sách nhượng quyền của Ai-CHA bao gồm:

- Bảng phân tích tài chính rõ ràng để có thể hoàn vốn trong vòng 6 tháng

- Nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, giúp nhà đầu tư yên tâm không bị áp lực về chi phí đầu vào

- Hỗ trợ toàn diện từ đội ngũ chuyên nghiệp, tạo nên chất lượng nhân sự đồng bộ

- Tư vấn mặt bằng hoàn toàn MIỄN PHÍ và độc quyền khu vực 

- Tư vấn setup cửa hàng đến quản lý vận hành 

- Chiến lược marketing trọn đời, bắt kịp mọi xu hướng thị trường theo từng quốc gia nhưng không áp buộc tham gia chương trình khuyến mãi của nhãn hàng nhằm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho chủ đầu tư

Đặc biệt, Ai-CHA có những chính sách hỗ trợ cực sốc dành cho các nhà đầu tư đầu tiên tại thị trường Việt Nam, mở đầu cho công cuộc nhượng quyền “0 đồng" và sẵn sàng đồng hành “cùng nhau lâu dài” với mỗi chủ nhượng quyền.

Nhượng quyền tuy là miếng bánh “béo bở” nhưng lại “nhỏ giọt” nếu thương hiệu mất sự kiểm soát số lượng và không kết nối chặt chẽ với các chủ đầu tư. Nhưng tình hình chung của mô hình này vẫn còn đang ổn định đối với 1 số thương hiệu lớn và là cơ hội tiềm năng cho các tân binh F&B.