RMIT FINTECH BLOCKCHAIN FORUM 2021: TOÀN CẢNH NGÀNH FINTECH TẠI VIỆT NAM

Admin

23/11/2021 13:34

TPHCM, ngày 20/11/2021 - Trường Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức sự kiện RMIT FINTECH BLOCKCHAIN FORUM 2021. Sự kiện dành cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực Fintech, với mục đích mang lại cái nhìn toàn diện về thị trường, kết nốt và tạo cơ hội nghề nghiệp cũng như chia sẻ những bài học kinh nghiệm đến từ những doanh nghiệp đầu ngành.

Nhiều lãnh đạo cấp cao từ các doanh nghiệp Fintech đã tham gia sự kiện, cùng nhau phân tích, thảo luận những chuyên đề chuyên sâu và đưa ra những dự đoán về cơ hội phát triển thị trường Fintech Việt Nam trong thời gian tới.

1-1637648323.png

Phiên hội thảo đầu tiên của sự kiện: “Quy mô ngành Fintech” được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Tuấn Chu – Giảng viên kinh tế Đại học RMIT Việt Nam. Tham gia diễn đàn là sự góp mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu như: Ông Bùi Hải An, Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển Sản phẩm và trải nghiệm khách hàng - Ngân hàng số Timo; Ông Cris D. Tran - Tổng giám đốc điều hành Fam Central; Ông Vũ Thành Công - Giám đốc phát triển sản phẩm - Ví điện tử Momo; Ông Bryan Caroll - Nhà sáng lập và CEO của ngân hàng số TNEX; Ông Tim Dương - CMO ngân hàng số Cake.

2-1637648415.png

Các diễn giả tham gia Diễn đàn “Quy mô ngành Fintech”

Lĩnh vực Ngân hàng số - Tương lai đầy tiềm năng của Fintech

Tại diễn đàn, ông Vũ Thành Công nhận định cuộc đua của ngành Fintech tại Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn nhiều cái tên lớn trong và ngoài nước. Cũng theo ông, sự gia nhập và tốc độ phát triển nhanh chóng của ngân hàng số là yếu tố quan trọng góp phần tăng sự cạnh tranh khốc liệt. Trong đó, ngân hàng số Timo đang được xem là đối thủ đáng gờm nhất ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh việc tiên phong trong lĩnh vực và phát triển thật nhanh chóng, để có được thành công, ngân hàng số còn cần phải có sự đổi mới trong công nghệ và sản phẩm, với tư duy tất cả vì khách hàng, mang đến những sản phẩm/ dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong cuộc sống hằng ngày.

Bên cạnh các yếu tố được đề cập, ông Bùi Hải An – Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm và trải nghiệm khách hàng của Ngân hàng số Timo nhận định: “Việc thiết lập hệ sinh thái số là chiến lược cần thiết để các ngân hàng số phát triển bền vững. Với sự thúc đẩy của dịch Covid-19, hệ thống ngân hàng hay nền tảng công nghệ đều đang được các ngân hàng ở những thị trường mới nổi tập trung phát triển nhanh chóng để có thể bắt kịp cùng “tốc độ” của thế giới. Hiện tại, các ngân hàng truyền thống cũng đang dần số hoá, bên cạnh đó là sự phát triển của các ứng dụng tài chính, ví điện tử...khiến thị trường trở nên sôi động và khốc liệt.”

Đánh giá về những khó khăn của ngân hàng số trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần và cạnh tranh trong thời gian thách thức này, ông An cho biết thêm: “Những rào cản đáng kể mà các ngân hàng số phải đối mặt trong giai đoạn này có thể kể đến như các quy định pháp lý, quản lý rủi ro, đảm bảo nguồn vốn, nâng cấp hệ thống… Nhưng trên hết, rào cản lớn nhất với ngân hàng số chính là làm thế nào có thể xây dựng được lòng tin từ khách hàng, từ đó họ tự tin lựa chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.”

3-1637648462.png

Ngân hàng số là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Fintech tại Việt Nam - Nguồn: Internet

Đâu là tương lai của ngành Fintech Việt Nam trong 5 năm tới?

Theo ông Bryan Carroll, bên cạnh các thành phố lớn, Fintech cần tìm cách lan rộng sự phổ biến của mình đến cả khu vực nông thôn. Đây chính là thời điểm lịch sử của kỹ thuật số tại Việt Nam, với cơ cấu dân số trẻ và am hiểu về công nghệ khi đến năm 2025, 33% lực lượng lao động của Việt Nam sẽ là thế hệ GenZ. Để đạt được tham vọng phục vụ cho những khách hàng mà các ngân hàng truyền thống chưa tiếp cận thành công, các công ty Fintech đòi hỏi cần phải phát triển và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, nhằm tăng khả năng lan rộng và giảm chi phí tối thiểu.

Bên cạnh tiềm năng đó, ông Cris D. Tran cho rằng, các quy định về pháp lý là thách thức lớn cho lĩnh vực Fintech hay bất cứ công nghệ mới nào gia nhập vào Việt Nam vì các quy định và điều luật chưa được hoàn chỉnh. Tuy vậy, sự thành công tại thời gian qua của những ngân hàng số tại Việt Nam đã chứng minh được tiềm năng phát triển của thị trường này.

Khách hàng là trọng tâm để phát triển Fintech

Tại phiên ba của sự kiện, các chuyên gia đến từ Papaya, Binance, Timo,…đều khẳng định đại dịch Covid-19 đã tạo ra áp lực chuyển đổi số và là “cú hích” khiến quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào công nghệ để xây dựng những sản phẩm phức tạp, thời gian qua các ngân hàng số đã đi theo xu hướng “đơn giản mà hiệu quả”, lấy khách hàng làm trọng tâm, dùng công nghệ để tạo ra những sản phẩm mang đến trải nghiệm mới mẻ đột phá, tính năng thân thiện, thao tác nhanh gọn và tiện lợi cho người dùng.

Chia sẻ về về xu hướng phát triển của ngân hàng số lấy khách hàng làm trọng tâm, ông Võ Hoàng Chu Kiệt – Giám đốc phụ trách trải nghiệm khách hàng Ngân hàng số Timo nhận định: “Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Fintech tại Việt Nam đã tạo nên áp lực cạnh tranh không hề nhỏ cho các doanh nghiệp, vì vậy, các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng. Tại thời điểm mà công nghệ liên tục được cập nhật và đổi mới, các công ty Fintech không chỉ nỗ lực để bắt nhịp với xu hướng công nghệ, mà còn phải biết áp dụng công nghệ phù hợp để từ đó trở thành một cộng sự tài chính đắc lực, tạo ra những giải pháp hiệu quả cho mọi khó khăn mà khách hàng gặp phải từ đó cải thiện đời sống tài chính của khách hàng.”

4-1637648517.png

Với tư duy dẫn đầu và khác biệt, ngân hàng số Timo đã nhạy bén chuyển hướng trở thành một ngân hàng cộng đồng (social banking), lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động - Nguồn: Timo

Nhìn chung, thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội rộng mở với sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng số. Sự đổi mới và cải tiến không ngừng về công nghệ, nhằm mang lại những giải pháp tài chính phù hợp là chìa khoá để các doanh nghiệp công nghệ tài chính, đặc biệt là ngân hàng số  giành lấy thế tiên phong và chiến thắng trong cuộc đua Fintech.