Thanh Hóa huy động hơn 700.000 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng

Admin

10/12/2024 20:30

Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025 ước đạt 700,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, phát triển cơ sở hạ tầng được ưu tạo tiền đề vững chắc cho chiến lược phát triển đưa Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới.

Dồn lực phát triển hạ tầng

Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Quy mô kinh tế Thanh Hóa tăng 1,5 lần sau 3 năm thực hiện Nghị quyếtTăng trưởng GRDP của Thanh Hóa dẫn đầu trong nhóm quy mô kinh tế lớn

Ngoài ra, cơ cấu kinh tế Thanh Hóa trong giai đoạn này có chuyển dịch đúng hướng, theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dựng, tạo sự phát triển ổn định, bền vững.

Theo đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng mạnh khu vực ngành công nghiệp xây dựng và giảm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cụ thể, trong năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,31%, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 16,84%%; các ngành dịch vụ tăng 8,51%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,07%. Giúp cơ cấu kinh tế Thanh Hóa hướng tới mục tiêu tới năm 2025, có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên. Trong đó, cơ cấu các ngành kinh tế: nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 12%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 51%; dịch vụ chiếm khoảng 30%; thuế sản phẩm chiếm khoảng 7%.

Thanh Hóa huy động hơn 700.000 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng- Ảnh 2.

Công nhân bơm dầu từ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuống tàu. Ảnh: Hải Tần.

Theo ông Mai Xuân Liêm, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh Thanh Hoá những năm qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều điểm nghẽn chưa được tháo gỡ trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, những kết quả đạt được sẽ là tiền đề quan trọng trong chiến lược phát triển của Thanh Hóa.

"Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ là tiền đề, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho tỉnh mà cả khu vực Bắc Trung bộ; nhằm từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc", ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết.

Trong tháng 2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Theo đó, về kinh tế Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Trong đó, chú trọng việc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu, đến năm 2030, kinh tế Thanh Hóa có tỷ trọng cơ cấu các ngành là: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.