"Nghĩ lớn làm lớn" để phát triển kinh tế xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long

Admin

25/11/2024 07:00

Các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra loạt giải pháp đột phá, nhằm kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo, cộng hợp nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong khu vực đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Những thách thức phát triển kinh tế xanh, cần giải pháp để đột phá

Tại diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024, các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực đã đưa ra những ý kiến, nhận định và đặt ra những giải pháp thiết thực để phát triển kinh tế xanh tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

"Nghĩ lớn làm lớn" để phát triển kinh tế xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 1.

Quang cảnh diễn đàn tham luận kinh tế xanh ĐBSCL ngày 16/11.

Theo ông Peter Johnson, chuyên gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu nhiều nguy cơ như mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, sử dụng quá mức tài nguyên dẫn đến suy thoái đất và ô nhiễm nước”.

"Nghĩ lớn làm lớn" để phát triển kinh tế xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 2.

Ông Peter Johnson, chuyên gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế xanh khu vực ĐBSCL.

Ông cũng chỉ ra những khoảng trống chính sách khiến việc chuyển đổi sang kinh tế xanh trở nên chậm chạp. Ông Johnson đề xuất các giải pháp cụ thể như: “Nông nghiệp chính xác với sự hỗ trợ của hệ thống giám sát, phân tích dữ liệu và hạ tầng hiện đại; Chuyển đổi phụ phẩm thực phẩm thành năng lượng hoặc các sản phẩm khác để tăng giá trị; Ứng dụng công nghệ AI, IoT và phân tích dữ liệu nhằm giám sát đất, đánh giá sức khỏe cây trồng và quản lý nước".

"Giải pháp kho lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời cho các trang trại nhỏ để bảo quản nông sản hiệu quả. Đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực để chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng bền vững", ông Johnson nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực du lịch xanh, ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Rustic Hospitality và chuyên gia đổi mới sáng tạo của Helvetas (Thụy Sĩ), nhấn mạnh: “Tăng cường hợp tác công – tư cần tạo môi trường để cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và startup phối hợp triển khai các sáng kiến dụng các nền tảng kỹ thuật số để quản lý và nâng cao trải nghiệm du lịch xanh. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh các gói hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào du lịch xanh. Giáo dục người dân địa phương và du khách về lợi ích bền vững của du lịch xanh.

Thúc đẩy thị trường carbon và startup lớn phát triển kinh tế xanh

Về vấn đề giảm phát thải carbon, phát triển startup lớn, ông Vũ Chí Công, Giám đốc Quỹ đầu tư tác động VinaCarbon (thuộc Tập đoàn VinaCapital), đã đề xuất những yếu tố quan trọng, cụ thể: “Đẩy mạnh phát triển các quy định về thị trường carbon, xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến tín chỉ carbon, dự án rừng và sử dụng đất. Khuyến khích các startup lớn, lâu dài và bền vững với tư duy “nghĩ lớn, làm lớn”.

[E] Phát triển kinh tế xanh, hướng đi bền vững của Tp.HCMGắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Ngoài ra, ông Công còn nhận định, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn là để gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế xanh.

Theo các đại biểu, ĐBSCL cần ưu tiên đào tạo đội ngũ nhân lực có hiểu biết và kỹ năng về chuyển đổi xanh. Đây là yếu tố then chốt để thúc đẩy không chỉ ngành du lịch mà còn nhiều ngành kinh tế khác.

"Nghĩ lớn làm lớn" để phát triển kinh tế xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 3.

Giáo sư Phan Văn Trường, chuyên gia đàm phán quốc tế, kêu gọi gắn kết các giá trị truyền thống, văn hóa bản địa vào mô hình kinh tế xanh

Giáo sư Phan Văn Trường, chuyên gia đàm phán quốc tế, kêu gọi gắn kết các giá trị truyền thống, văn hóa bản địa vào mô hình kinh tế xanh.

Ông nhấn mạnh vai trò của tham tán thương mại trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và mở rộng thị trường cho startup.

Những ý kiến tại diễn đàn đã mở ra hướng đi mới cho Đồng bằng sông Cửu Long, đưa khu vực này trở thành hình mẫu về phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo. Kinh tế xanh không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu để bảo vệ tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống.