Nguyên tố cuối cùng hỗ trợ sự sống được tìm thấy trên sao chổi

Admin

02/12/2020 13:38

67P/Churyumov-Gerasimenko là một sao chổi trên vành đai Kuiper có chu kỳ quỹ đạo 6,5 năm xung quanh Mặt Trời. Bây giờ, một phân tích mới của Đại học Turku đã phát hiện ra phốt pho - nguyên tố cuối cùng hỗ trợ sự sống – thực sự có mặt trong các hạt bụi rắn của 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Các nhà khoa học đã suy nghĩ rất nhiều về cách sự sống hình thành trên hành tinh của chúng ta. Cho đến nay, họ đã biết tất cả các phân tử sinh học có mặt trên Trái Đất đều được hình thành từ 6 nguyên tố hóa học viết tắt là CHNOPS. Chúng đại diện cho Carbon (C), Hydro (H), Nitơ (N), Oxy (O), Phốt pho (P) và Lưu huỳnh (S).

Giả thuyết sự sống trên hành tinh của chúng ta được "gieo mầm" từ bên ngoài vũ trụ được hỗ trợ bởi thực tế rằng 5/6 các nguyên tố của sự sống có thể được tìm thấy bên trong các sao chổi. Carbon, Hydro, Nitơ và Oxy là các nguyên tố chính tạo ra những tiểu hành tinh chứa carbon. Trong khi đó, lưu huỳnh trước đây đã được tìm thấy trong phân tích sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

67P/Churyumov-Gerasimenko là một sao chổi trên vành đai Kuiper có chu kỳ quỹ đạo 6,5 năm xung quanh Mặt Trời. Bây giờ, một phân tích mới của Đại học Turku đã phát hiện ra phốt pho - nguyên tố cuối cùng hỗ trợ sự sống – thực sự có mặt trong các hạt bụi rắn của 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Phát hiện mới vừa được công bố trên Tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society là mảnh ghép quan trọng củng cố cho giả thuyết Panspermia nói rằng sự sống của chúng ta có thể đến từ bên ngoài Trái Đất.

Nguyên tố cuối cùng hỗ trợ sự sống được tìm thấy trên sao chổi - Ảnh 1.

Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko

Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko từ lâu đã được đưa vào tầm ngắm nghiên cứu của các nhà khoa học. Năm 2004, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu đã khởi động một sứ mệnh có tên là Rosetta, phóng tàu thăm dò lên sao chổi này.

Sau 10 năm hành trình tiếp cận vành đai Kuiper cách Trái Đất hơn 600 triệu km, tàu Rosetta đã gặp 67P/Churyumov-Gerasimenko vào năm 2014 và hạ cánh một modul có tên là Philae xuống sao chổi này biến nó trở thành tàu thăm dò đầu tiên hạ chánh xuống bề mặt một sao chổi.

Ngay sau đó, Philae đã thu thập các hình ảnh và mẫu địa chất đầu tiên của 67P/Churyumov-Gerasimenko để phân tích và gửi kết quả về Trái Đất. Tuy nhiên, sau nhiều lần mất liên lạc với Philae, phải đến ngày hôm nay, các dữ liệu về phốt pho trên sao chổi này mới được giải mã và công bố.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đại học Turku cho biết máy phân tích khối lượng ion thứ cấp của sao chổi (COSIMA) đã thu thập các hạt bụi rồi chiếu nó dưới phổ kế để xác định ra ion phốt pho (P+), có trong các hạt rắn khoáng chất hoặc phốt pho kim loại trên 3 tấm mẫu 1cm2 được Philae thu thập từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016.

Trưởng nhóm dự án Harry Lehto cho biết: "Chúng tôi đã chứng minh rằng khoáng chất apatit không phải là nguồn gốc của phốt pho này. Điều đó ngụ ý rằng phốt pho được phát hiện có thể ở dạng linh hoạt và dễ hòa tan hơn".

Nguyên tố cuối cùng hỗ trợ sự sống được tìm thấy trên sao chổi - Ảnh 2.
 
Nguyên tố cuối cùng hỗ trợ sự sống được tìm thấy trên sao chổi - Ảnh 3.

Quang cảnh trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko chụp từ tàu thăm dò Philae

Flo cũng được xác định cùng với các ion thứ cấp CF+ từ các hạt bụi sao chổi, mặc dù vai trò và giá trị của nó vẫn chưa được biết đến. Nhưng với nghiên cứu này, rõ ràng các nhà khoa học đã chứng minh được cả 6/6 nguyên tố hỗ trợ sự sống đã được tìm thấy trên sao chổi.

Nó là mảnh ghép cuối cùng của bộ nguyên tố hỗ trợ giả thuyết Panspermia, nói rằng sự sống tồn tại trên Trái Đất cũng như khắp vũ trụ đã được phân phối bởi các thiên thạch, tiểu hành tinh, sao chổi. Điều đó có nghĩa là sự sống của một hành tinh không nhất thiết bắt nguồn từ chính hành tinh đó.

Tham khảo Kedlist