Nhà đầu cơ chứng khoán vĩ đại và kinh nghiệm ở phố Wall

Admin

05/01/2025 12:10

"Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán" khắc họa sinh động về quyền lực của Livermore trên thị trường chứng khoán kể từ năm 14 tuổi. Khởi đầu với một vụ đầu tư 5 đô-la, Livermore đã tích luỹ được một sản nghiệp ngay từ tuổi 20 và sớm chứng tỏ mình như một nhân vật chính tại phố Wall.

Như tôi (*) đã nói với anh rồi đấy, khi 20 tuổi, tôi đã có 10.000 đô-la và vốn liếng của tôi tăng thêm 10.000 đô-la nữa nhờ vụ đầu tư vào cổ phiếu đường. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng thắng. Tôi thường lên kế hoạch hợp lý cho những thương vụ đầu tư cổ phiếu, vì thế tôi thắng nhiều hơn là thua. Nếu tôi đã chơi thì xác suất số lần tôi tính chính xác có thể là bảy trên mười lần.

Thực ra tôi luôn thắng khi tôi biết chắc mình đúng ngay từ đầu cuộc chơi. Tôi chỉ thất bại khi tôi thiếu sáng suốt hay nói đúng ra là tôi không sẵn sàng vào cuộc hay thấy chưa yên tâm về những điều kiện tiền đề cho thương vụ. Mọi thứ đều có thời gian của nó nhưng tôi không để ý đến điều đó.

Chung khoan anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Daily Trading Coach.

Đây cũng chính là yếu tố khiến cho những khách hàng không thường xuyên trong sàn giao dịch chứng khoán New York phải gánh chịu thất bại. Có những kẻ ngốc nghếch hay mắc sai lầm ở mọi nơi mọi lúc trên phố Wall cũng có những kẻ cho rằng lúc nào cũng có thể kinh doanh cổ phiếu được. Không phải lúc nào người ta cũng chỉ ra được lý do chính đáng cho việc vì sao mình lại mua hay bán cổ phiếu và tìm ra được những giải pháp thông minh trong những thương vụ của mình.

Tôi có thể chứng minh điều này. Khi đọc cuốn sổ tay ghi chép và nghiệm lại xem mình đã kiếm tiền như thế nào, tôi mới nhận ra rằng mỗi lần tính sai là một lần tôi thất bại. Tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Một cái bảng yết giá lớn đập vào mắt tôi, bảng tin đang làm việc, người ta mua bán trao đổi và đợi xem những tấm thẻ của mình sẽ được chuyển thành tiền mặt hay chỉ thành đống giấy vụn.

Tất nhiên, cái tôi cảm nhận thấy rõ ràng nhất là sự háo hức. Ở những công ty chứng khoán chui, là số tiền ít ỏi mà anh sẽ không thể dựa vào nó kinh doanh lâu dài được. Chẳng bao lâu người ta sẽ dễ dàng loại anh ra khỏi cuộc chơi.

Trên phố Wall, người ta phải gánh chịu thất bại chẳng qua là vì họ luôn mong muốn duy trì việc kinh doanh lâu dài nhưng lại bất chấp những điều kiện tối thiểu. Thậm chí có những nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn đặt mục tiêu ngày nào cũng phải kiếm được tiền về cho gia đình mặc dù hằng ngày họ vẫn có việc làm và được trả lương đều đặn cũng không là ngoại lệ.

Còn tôi, anh nên nhớ lúc đó, tôi vẫn còn là một cậu bé. Tôi không biết sau này, tôi sẽ học được gì, và 15 năm sau, cái gì có thể khiến tôi đợi trong hai tuần ròng rã để chứng kiến số cổ phiếu mà tôi đặt vào chúng bao nhiêu là hy vọng tăng lên 30 điểm rồi mới yên tâm mua chúng.

Tôi luôn trong tình trạng túng thiếu và tôi muốn làm lại nhưng không còn đủ tiền để bám theo lối chơi táo bạo của mình nữa. Nhất định những tính toán của tôi là chính xác. Tôi cố đợi. Đó là vào năm 1915. Một câu chuyện dài. Khi nào tiện tôi sẽ kể cho anh sau. Còn bây giờ, hãy tiếp tục câu chuyện về cái nơi mà sau bao nhiêu năm “chiến đấu” với những công ty chui kia, họ đã giành mất những cơ hội chiến thắng từ tay tôi.

*Mặc dù Lefèvre viết cuốn sách này dưới ngôi thứ nhất, nhưng cuốn hồi ký được dựa trên một số cuộc phỏng vấn với nhà giao dịch mà ông gọi là Larry Livingston. Livingston không thực sự tồn tại; đó chỉ là một tên gọi khác của Jesse Livermore, một trong những nhà đầu cơ chứng khoán vĩ đại nhất mọi thời đại.