Phương án sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập các sở, ngành của tỉnh Đắk Nông

Admin

07/01/2025 16:11

Trong quá trình thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Đắk Nông sẽ xem xét, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư theo định hướng của Bộ Nội vụ.

Dự kiến giảm 13 tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị 

Liên quan đến thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Chính phủ, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông cho biết, đến nay tỉnh chưa thống kê số lượng bao nhiêu cán bộ, công viên chức bị ảnh hưởng khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy. 

Tuy nhiên, địa phương đang thực hiện việc tinh gọn, sắp xếp bộ máy theo đúng hướng dẫn, lộ trình của Trung ương.

Sở Nội vụ đang chủ trì tham mưu UBND tỉnh lộ trình giảm 20% số biên chế hưởng lương từ ngân sách trong nhiệm kỳ 5 năm. Tỉnh Đắk Nông sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong thực hiện chính sách cho cán bộ, công, viên chức.

Trước đó, ngày 12/12/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Công văn số 2019, về việc chỉ đạo triển khai, thực hiện sáp nhập, hợp nhất, kết thúc hoạt động của một số tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Phương án sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập các sở, ngành của tỉnh Đắk Nông- Ảnh 1.

Đắk Nông dự kiến giảm 13 tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị sau khi tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Theo đó, ngành, địa phương sẽ sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức theo chức năng, nhiệm vụ sau sáp nhập. Nếu không còn nhiệm vụ, họ sẽ được chuyển sang cơ quan khác hoặc giải quyết chế độ theo quy định. 

Biên chế không vượt quá hiện tại, nhưng phải giảm trong 5 năm. Sau sắp xếp, sẽ có kế hoạch đào tạo và tinh giảm biên chế đối với cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tỉnh Đắk Nông dự kiến giảm 13 tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, 7 tổ chức Đảng Đoàn sẽ kết thúc hoạt động, bao gồm các Đảng đoàn của HĐND tỉnh, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh và Liên hiệp các hội khoa học. 

Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sẽ chuyển một số tổ chức về đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Các sở, ban ngành cũng sẽ chuyển lĩnh vực quản lý, như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ chuyển một số nhiệm vụ sang các sở khác. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ chuyển nhiệm vụ về Tỉnh ủy, Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông.

Tỉnh ủy Đắk Nông định hướng hợp nhất một số cơ quan chuyên môn như Ban Tuyên giáo với Ban Dân vận, Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính, và các sở khác. 

Cấp huyện cũng sẽ thực hiện sáp nhập, giải thể một số phòng, ban, đơn vị. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu việc sắp xếp cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu, phải công tâm, minh bạch, không để tiêu cực hay lợi ích nhóm, và phải dựa trên đánh giá kết quả công tác cụ thể của từng cá nhân.

Phương án nào để sắp xếp nhân sự dôi dư?

Sẽ giảm 14 đơn vị đầu mối sau khi sáp nhập hai Bộ TT&TT, KH&CNSẽ giảm 14 đơn vị đầu mối sau khi sáp nhập hai Bộ TT&TT, KH&CNĐỌC NGAY

Liên quan đến phương án xử lý nhân sự dôi sau khi sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số sở, ban, ngành, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xem xét, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi sáp nhập một số sở, ban, ngành.

Việc lựa chọn người đứng đầu sẽ dựa trên tiêu chuẩn, năng lực và điều kiện thực tiễn của các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập, có thể là cán bộ hiện tại hoặc người ngoài các cơ quan sáp nhập.

Phương án sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập các sở, ngành của tỉnh Đắk Nông- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh xem xét, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức viên chức theo định hướng của Bộ Nội vụ.

Nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau sáp nhập không tiếp tục làm lãnh đạo, họ sẽ được bố trí ở vị trí cấp dưới và hưởng chính sách theo quy định. 

Đối với cấp phó, ngành, địa phương sẽ xem xét sắp xếp họ làm cấp phó tại cơ quan mới hoặc chuyển sang vị trí khác phù hợp với năng lực. Số lượng cấp phó có thể cao hơn quy định ban đầu nhưng phải giảm theo yêu cầu trong 5 năm.

Ngành, địa phương sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan sau sáp nhập để sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức. Nếu không còn nhiệm vụ, họ sẽ được chuyển sang cơ quan khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định. 

Biên chế mới không vượt quá số lượng hiện tại, nhưng phải giảm dần trong 5 năm theo quy định của Bộ Chính trị. Sau sắp xếp, ngành, địa phương sẽ có kế hoạch đào tạo và tinh giảm biên chế đối với những cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Khánh Ngọc